icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Ứng dụng chatbot hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp bền vững

  • 06:52 | Thứ Hai, 16/10/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Với ứng dụng Farmer.CHAT trên điện thoại di động, nông dân sẽ được hỗ trợ để tối ưu hóa việc quản lý vụ mùa, tăng năng suất, sử dụng phân bón và kiểm soát thuốc trừ sâu.
Nông dân có thể gõ hoặc nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng và nhận được câu trả lời cụ thể. (Nguồn: Gooey)
Nông dân có thể gõ hoặc nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng và nhận được câu trả lời cụ thể. (Nguồn: Gooey)
Farmer.CHAT - một ứng dụng chatbot sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) - đang hỗ trợ hiệu quả cho nông dân gặp khó khăn trong việc giải quyết các thách thức nông nghiệp hiện đại.
 
Các chuyên gia lương thực và khí hậu đánh giá công nghệ này đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó với tình trạng mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của việc Trái Đất ấm lên và xung đột tại Ukraine.
 
Vai trò của AI trong trồng trọt bền vững là một trong những chủ đề được đưa ra tại Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo hướng tới Trái Đất mát do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chủ trì vào đầu tháng này. Ứng dụng Farmer.CHAT nhận được sự đánh giá cao của đại biểu tham gia diễn đàn.
 
Hiện các chuyên gia đang gặp khó khăn trong việc tới các nông trại xa xôi để tư vấn cho nông dân về hệ thống cây trồng phù hợp và hệ thống quản lý vụ mùa.
 
Với công cụ AI đa ngôn ngữ trên điện thoại di động, nông dân sẽ được hỗ trợ để tối ưu hóa việc quản lý vụ mùa, tăng năng suất, giảm bớt thiệt hại, cải thiện tưới tiêu, sử dụng phân bón và kiểm soát thuốc trừ sâu.
 
Các chatbot sử dụng AI dự kiến sẽ giúp các hệ thống nông nghiệp và lương thực nhanh chóng chuyển đổi và trở nên bền vững thông qua việc hỗ trợ phát triển mùa màng có sức chống chịu tốt trước hạn hán, xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai do biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý đất đai bền vững.
 
Digital Green, một trong trong những bên phát triển ứng dụng Farmer.CHAT, khẳng định nông dân có thể gõ hoặc nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng và nhận được câu trả lời cụ thể với các đường dẫn tới các video liên quan.
 
Tại diễn đàn, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ismail Serageldin hy vọng rằng ứng dụng AI này sẽ đem đến sự thay đổi lớn cho những nhà sản xuất nông nghiệp ở các vùng xa xôi thông qua việc cung cấp những kiến thức tốt nhất.
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Quy chế xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường tỉnh

(QBĐT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/2023/QĐ-UBND ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh hiện trường tỉnh Quảng Bình.

Việt Nam tăng 2 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023

Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57 theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023.

Vai trò quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

(QBĐT) - Sáng 28/9, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học "Thông tin truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm chủ lực, sản phẩm gắn với Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình".