.

Tìm hiểu nội dung các văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng (tiếp theo)

Thứ Hai, 22/08/2016, 22:44 [GMT+7]

(QBĐT) - Hỏi: Vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong thời gian tới?

- Trả lời:

- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại trong Đảng; hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và cơ quan liên quan.

- Nghiên cứu việc tăng thẩm quyền kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng cho ủy ban kiểm tra các cấp. Kiện toàn ủy ban kiểm tra, tổ chức bộ máy và cán bộ cơ quan ủy ban kiểm tra. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra các cấp. Có chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ kiểm tra.

- Hỏi: Về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong thời gian tới?

- Trả lời:

- Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.

- Hỏi: Về đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới thực hiện như thế nào?

- Trả lời:

- Xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạo, lâu dài; là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có hiệu lực, hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động.

- Kiên quyết xử lý và kịp thời thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý, các cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm về kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập; kiên quyết thu hồi tiền, tài sản bị tham nhũng...

- Đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, thu nhập, nhà ở bảo đảm cuộc sống cho cán bộ, đảng viên, công chức để góp phần phòng, chống tham những. Kiên quyết, kiên trì xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chế răn đe, trừng trị để không dám tham nhũng.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn quan hệ “lợi ích nhóm”; chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục “tư duy nhiệm kỳ”; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

- Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Theo Tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương

(Còn nữa)