Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

  • 07:34 | Thứ Năm, 09/03/2023
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành và người lao động ( NLĐ), công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm (GQVL) trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
 
Xác định tạo việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, thời gian qua, huyện Quảng Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền, gắn công tác đào tạo nghề với GQVL, đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm và tạo điều kiện cho LĐNT sau đào tạo nghề tìm được việc làm, giúp họ nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững; tập trung thực hiện các chính sách, giải pháp, chương trình về hỗ trợ giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề theo quy định; chú trọng hỗ trợ tư vấn chính sách pháp luật, việc làm, sinh kế cho NLĐ.
 
Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Ninh Nguyễn Ánh Dương cho biết, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trung tâm đã tổ chức khảo sát, điều tra thu thập số liệu về nhu cầu học nghề LĐNT trên địa bàn toàn huyện để có kế hoạch tuyển sinh, đào tạo theo đúng nhu cầu, nguyện vọng của người học.
 
Ngoài việc phối hợp với các xã, thị trấn để mở lớp, trung tâm còn bố trí các cán bộ, giáo viên, nhân viên về tận các địa bàn để tư vấn, tuyên truyền cho LĐNT biết về những chế độ chính sách của công tác đào tạo nghề, giúp người học chọn nghề thuận lợi, phù hợp với bản thân.
 
Trung tâm cũng đã bám sát chủ trương phát triển kinh tế của các địa phương để lựa chọn nghề đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn. Năm 2022, trung tâm đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho 5 lớp nghề LĐNT với số lượng 150 học viên; các ngành nghề chủ yếu, như: May, điện, trồng rau an toàn, nấu ăn, nuôi ong… Kế hoạch trong năm 2023, trung tâm sẽ tổ chức 9 lớp đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn, gồm các nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp.
Nhiều lao động nông thôn trên địa bàn xã Trường Xuân được đào tạo nghề nuôi ong lấy mật.
Nhiều lao động nông thôn trên địa bàn xã Trường Xuân được đào tạo nghề nuôi ong lấy mật.
Theo Phó trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) huyện Quảng Ninh Nguyễn Thị Lan Anh, hàng năm đơn vị phối hợp với ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã rà soát số lượng lao động chưa qua đào tạo; tìm hiểu về nhu cầu học nghề của người dân để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp. Đặc biệt, quan tâm đến công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu việc làm của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.
 
Năm 2022, phòng đã tham mưu UBND huyện mở 12 lớp đào tạo nghề cho LĐNT; phối hợp với Sở LĐ-TB-XH tổ chức hội nghị tư vấn, định hướng về di cư an toàn và cơ hội việc làm cho NLĐ trở về từ vùng dịch phía Nam trong đại dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Quảng Ninh và trao quà cho 85 lao động từ miền Nam trở về có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với Huyện đoàn Quảng Ninh và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn việc làm cho 90 đoàn viên trong độ tuổi lao động trên địa bàn.
 
Huyện tăng cường công tác đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động; rà soát số lượng NLĐ hết hạn hợp đồng trở về nước để kịp thời hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động và giới thiệu các công ty tuyển dụng ở nước ngoài. Trong năm 2022, toàn huyện có 454 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tập trung ở các nước: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...
 
Năm 2022, huyện Quảng Ninh đã GQVL cho 3.862 lao động, trong đó GQVL mới cho 2.662 lao động, đạt 106,5% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống còn 5,4%, hộ cận nghèo giảm còn 5,42%.
Bên cạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, huyện Quảng Ninh cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các phòng chức năng tiến hành rà soát, phân loại đối tượng nghèo để có chính sách hỗ trợ hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo có nhu cầu vay vốn đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập, cải thiện cuộc sống. Để phát huy tốt hiệu quả của chương trình cho vay GQVL, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể hướng dẫn, định hướng cho người dân đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cóhiệu quả.
 
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh Lê Ngọc Huân, năm 2023, huyện đề ra chỉ tiêu GQVL cho 2.000 lao động với tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72%. Để đạt được mục tiêu đề ra, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục dạy nghề, huyện sẽ tăng cường kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế; đồng thời, kết nối doanh nghiệp tạo việc làm cho lao động sau đào tạo, xem đây là giải pháp quan trọng góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững.
 
Lan Chi

tin liên quan

Nhiều hoạt động kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ

(QBĐT) - Chào mừng kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2023) và 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa và thiết thực.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

(QBĐT) - Ngày 6/3, UBND tỉnh ban hành Công văn số 316/UBND-KT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

 

Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN

(QBĐT) - Ngày 8/3, Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN năm 2023 do đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì.