Đẩy mạnh công tác giảm nghèo

  • 14:30 | Thứ Bảy, 30/07/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Với việc thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh.
 
Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đầu tư cho công tác giảm nghèo đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, công tác xã hội hóa nguồn lực cho giảm nghèo ngày càng được quan tâm, ý thức, trách nhiệm của người dân về giảm nghèo từng bước được nâng cao. Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cao được các hộ nghèo mạnh dạn đầu tư, không ít hộ “từng nghèo” đã giúp cho nhiều hộ nghèo khác tại địa phương có được việc làm và đem lại thu nhập ổn định.
 
Gia đình chị Võ Thị Liên ở xã Mỹ Thủy (Lệ Thủy) là hộ gia đình khuyết tật nhưng nhờ sự hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền đã vươn lên có cuộc sống ổn định. Được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm, chị đã đầu tư nuôi bò, trồng cây ăn quả, hàng năm cho thu nhập từ 50-60 triệu đồng.
Mô hình trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Mô hình trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh được giảm đều qua các năm, tuy nhiên kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo còn thiếu nguồn lực. Kết cấu hạ tầng tại các địa bàn đặc biệt khó khăn chưa đồng bộ. Một bộ phận hộ nghèo chưa chủ động vươn lên thoát nghèo. Ngân sách địa phương đầu tư cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn... 

Theo ông Hồ Tân Cảnh, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, để công tác giảm nghèo trong giai đoạn mới đạt nhiều kết quả sát thực và chất lượng thì cần đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo. Tại các địa phương cần tăng cường các chính sách hỗ trợ có điều kiện, đặc biệt chú trọng hỗ trợ về sinh kế nhằm tạo việc làm có thu nhập bền vững cho hộ nghèo.
 
Đi đôi với những hoạt động trên, cần thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm cải thiện, nâng cao điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Các địa phương cần biết đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, đúng với quy hoạch phát triển chung của tỉnh, trọng tâm là các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo...
 
Để đạt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân mỗi năm từ 1% trở lên; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt và đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang ở nhà tạm bợ được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố kết hợp với phòng, tránh thiên tai; 100% hộ nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện và nhu cầu, được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội...; toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Cả nước chung tay vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời khơi dậy ý chí, nội lực của hộ nghèo để giảm nghèo bền vững.
 
Hiền Phương

tin liên quan

Chủ động ứng phó sự cố môi trường mùa mưa bão

(QBĐT) - Mùa mưa, bão năm 2022 đang đến gần. Theo nhận định của cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai, bão, lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Phóng viên (PV) Báo Quảng Bình đã có cuộc phỏng vấn ông Phan Xuân Hào, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) về công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường thời điểm trong và sau mưa bão, lũ lụt trên địa bàn tỉnh.

Chung tay đẩy lùi nạn mua bán người

(QBĐT) - Hiện nay, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra hết sức phức tạp. Để không trở thành nạn nhân của tội phạm MBN hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng phạm tội, trước hết bản thân mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân.

Để cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bớt "nỗi lo"

(QBĐT) - Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều trường mầm non, tiểu học ngoài công lập trên địa bàn tỉnh phải tạm ngừng hoạt động và không có nguồn thu. Để giúp các cơ sở này hoạt động trở lại sau dịch, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giải ngân gói vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhờ được hỗ trợ vay vốn, nhiều trường đã bắt tay vào khôi phục, sửa chữa và hoạt động bình thường trở lại.