Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn bị phạt tới 15 triệu đồng

  • 07:45 | Thứ Tư, 05/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em (Ảnh tư liệu).
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em (Ảnh tư liệu).
 
Một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định là phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
 
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em; tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
 
Nghị định nêu cụ thể mức phạt vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em.
 
Theo đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em; gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em; cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hạn về thể chất, tinh thần của trẻ em; thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
 
Nghị định cũng quy định mức phạt đối với vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
 
Cụ thể, phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em; phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật; cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
 
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
 
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Chủ động phục hồi thị trường lao động

(QBĐT) - Trong bối cảnh "bình thường mới", hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh dần phục hồi sau thời gian ngưng trệ. Để tập trung phục hồi, tăng tốc sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) đang có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động.

"Bức tranh" an toàn giao thông năm 2021: Hành trình "lội ngược dòng" ngoạn mục

(QBĐT) - Kết thúc năm 2021, trải qua nhiều khó khăn cùng sự nỗ lực, quyết tâm cao, "bức tranh" an toàn giao thông (ATGT) của tỉnh đã hoàn thành với những gam màu tươi sáng và nhiều dấu ấn. Nhằm làm rõ hơn về những giải pháp đồng bộ của tỉnh trong năm qua để vượt khó thành công, phóng viên (PV) Báo Quảng Bình đã phỏng vấn đồng chí Phạm Văn Năm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT), Phó trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh.

Gia đình trẻ tiêu biểu và bí quyết giữ gìn hạnh phúc

(QBĐT) - "Chỉ cần có sức khỏe, bình an, vợ chồng thấu hiểu, chia sẻ cho nhau, cùng nhau cố gắng thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua". Đó là chia sẻ của vợ chồng anh Nguyễn Hải Phòng, chị Trương Thị Huyền Trang, ở tổ dân phố Diêm Hải, phường Phú Hải (TP.Đồng Hới).