TP. Hồ Chí Minh: Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Con đường thế kỷ Người đi"

  • 07:41 | Thứ Năm, 06/06/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ nhưng sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước của 113 năm trước vẫn mãi là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng.
Ca khúc ’Lời ca dâng Bác’ do các nghệ sỹ Thùy Trinh và Mai Hiền Xuân trình diễn. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)
Ca khúc "Lời ca dâng Bác" do các nghệ sỹ Thùy Trinh và Mai Hiền Xuân trình diễn. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)
Tối 5/6, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật “Con đường thế kỷ Người đi” nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2024); 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
 
Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ nhưng sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước của 113 năm trước vẫn mãi là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân.
 
Đó còn là bài học về nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương đất nước, tinh thần học tập sáng tạo, độc lập tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam và đối với mỗi người dân Việt Nam hôm nay.
 
Chương trình gồm 3 chương với 16 tiết mục đặc sắc. Mở đầu là chương 1 với chủ đề “Theo dấu chân Người," khắc họa hành trình từ Bến cảng Nhà Rồng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba khi quyết định rời xa Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình giải phóng dân tộc.
 
Tất cả được thể hiện sâu lắng qua các ca khúc như “Dấu chân phía trước," “Quốc tế ca," “Người Cộng sản đầu tiên," "Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam," “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó"…
 
“Tên Người sáng mãi” là chủ đề của chương 2. Các ca khúc nổi bật ở chương này như “Người là niềm tin tất thắng," “Thì thầm tháng 5," “Bài ca Hồ Chí Minh"… khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam mà còn là nhà lãnh đạo, người anh hùng giải phóng dân tộc được nhân dân thế giới ngưỡng mộ với tình cảm chân thành.
 
Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của Bác gần gũi mà vô cùng vĩ đại - Người đã cống hiến quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc bền lâu của nhân dân.
 
Chương 3 với chủ đề “Tình Bác sáng đời ta” gồm những ca khúc: “Thăm bến Nhà Rồng," “Làm theo di chúc thiêng liêng," “Con đường thế kỷ ngày ấy Người đi," “Tự hào thanh niên Thành phố Bác"… như khẳng định một lần nữa Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúc kết những giá trị tư tưởng lớn lao và định hướng đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam, từ đó, soi đường để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 
Chương trình có sự góp mặt của Nghệ sỹ Nhân dân Tạ Minh Tâm, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Điền, Nghệ sỹ Ưu tú Vân Khánh, Nghệ sỹ Ưu tú Phạm Thế Vĩ, ca sỹ Quang Linh, Hồ Trung Dũng, nhóm Mắt Ngọc, nhóm múa ABC…
Theo (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Làng còn… "di sản" còn

(QBĐT) - Với lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển, trên mảnh đất Quảng Bình đã ghi dấu bao tên đất, tên làng với bề dày trầm tích văn hóa-lịch sử đi suốt chặng đường dài dựng nước, giữ nước của dân tộc. Dẫu thời gian có trôi qua với những biến thiên thời cuộc, nhiều làng quê vẫn vẹn nguyên các giá trị trường tồn, bởi sâu thẳm còn đó không ít "di sản" của làng được bảo tồn vẹn nguyên…

"Từ độ mang gươm đi mở cõi"-Bài 2: Cù lao Phố nhớ người xưa

(QBĐT) - Trong suốt cuộc đời vô cùng đáng nhớ của mình, Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã có những năm tháng cuối đời gắn bó nặng sâu với vùng đất Đồng Nai. 

Mái đình làng biển tiếng vọng của hồn quê

(QBĐT) - Từ xa xưa, khi nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay đến cây đa, bến nước, sân đình-những hình ảnh đặc trưng làm nên biểu tượng của làng quê. Và không quá khi nói rằng, đình làng chính là hồn cốt của làng quê Việt Nam.