Tết Đoan Ngọ trong nghi lễ dân gian của người Việt

  • 06:58 | Thứ Sáu, 03/06/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ từ lâu đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị một mâm lễ dâng lên tổ tiên, thần linh với mong muốn đón nhận may mắn, cầu mong cho mùa màng bội thu.
 
Theo quan niệm truyền thống, trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Sửa soạn mâm lễ vật cúng tổ tiên, thần linh trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Sửa soạn mâm lễ vật cúng tổ tiên, thần linh trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Trong Tết Đoan Ngọ, người dân làm lễ thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên và mừng mùa vụ thắng lợi, gửi gắm hy vọng mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở, ước mong con người luôn mạnh khỏe, không bệnh tật.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ.

Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6/2022 dương lịch. Thường vào ngày này, mọi nhà dậy sớm chuẩn bị lễ vật cúng tổ tiên, thần linh. Trẻ được bố mẹ cho ăn rượu nếp, cơm nếp cùng hoa quả khi mới ngủ dậy để “diệt sâu bọ”.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có vàng mã, hương, nước sạch; cơm rượu nếp, nếp cẩm, hoa, quả, bánh tro. Hoa quả thường chọn các loại quả chua như mận, xoài xanh, vải...
Theo Lê Phú/Báo Tin Tức

tin liên quan

Hình tượng Bác Hồ trong sáng tác văn học - nghệ thuật

(QBĐT) - Cuộc đời, sự nghiệp, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các văn nghệ sĩ (VNS) cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng để sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật có giá trị. 

Họp báo về kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình

(QBĐT) - Chiều 30/5, UBND tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức họp báo định kỳ tháng 5/2022 để thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình.

Ngôi sao biển vĩnh hằng!

(QBĐT) - Một lần Bác về đây