Chào tuần mới: 'Mùa bình thường'

  • 08:57 | Thứ Hai, 07/02/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
“Rồi dặt dìu mùa Xuân theo én về/ Mùa bình thường mùa vui nay đã về...”. Giữa rộn ràng những ca khúc Xuân, nghe lại “Mùa Xuân đầu tiên” của Văn Cao, tôi bỗng giật mình trước mấy chữ “mùa bình thường”. Chữ dùng thật lạ của người nhạc sĩ thiên tài từ hơn 45 năm trước, nghe bao lần vẫn thấy lạ. Và càng lạ hơn khi 2 chữ “bình thường” ấy lại vô cùng đắc địa trong mùa Xuân mới này.
 
Hơn 45 năm trước, trong không khí vui chung của cả dân tộc, cố nhạc sĩ Văn Cao đã hân hoan đón “Mùa bình thường mùa vui nay đã về” bằng điệu valse dìu dặt. Cứ ngỡ rằng mùa bình thường ấy sẽ là... mãi mãi, nhưng rồi.
 
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho cả thế giới phải thay đổi, tất cả phải chấp nhận cuộc sống không bình thường trong sinh hoạt và công việc. Tại Việt Nam chúng ta, cho đến tận cuối năm 2021, đặc biệt là trong dịp Tết Nhâm Dần 2022, sau 2 năm chiến đấu chống dịch bệnh thì “mùa bình thường” (mới) mới dần dần trở lại trên mọi miền đất nước.
 
Biểu hiện rõ nhất của “mùa bình thường” (mới) trong những ngày cận Tết là việc Chính phủ yêu cầu địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế. Vì thế, rất nhiều gia đình phải xa cách do dịch bệnh, thì dịp Tết này đều có cơ hội trở về nhà, được đoàn tụ, sum vầy.
Người dân tham quan tại khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, Quận 1. Ảnh: Quang Châu- TTXVN
Người dân tham quan tại khu vực đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1. Ảnh: Quang Châu- TTXVN

Một ví dụ khác về “mùa bình thường” (mới), đó là các hoạt động trong mấy ngày Tết ở đường hoa Nguyễn Huệ tại TP.HCM. Trong lần tổ chức thứ 19, theo kế hoạch đường hoa mở cửa từ ngày 29/1 đến hết ngày 4/2 nhưng do lượng khách đông hơn cho nên BTC quyết định kéo dài thêm 2 ngày (đến ngày 6/2).

Một thay đổi có tính chất bước ngoặt nữa cũng sẽ diễn ra trong những ngày tới. Đó là việc 63/63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch đưa học sinh THCS, THPT đi học trực tiếp bắt đầu trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 14/2.
 
Đặc biệt, tại Hà Nội, nơi tình hình dịch bệnh đang thu hút sự quan tâm của cả nước, thì học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị ngoại thành cũng sẽ được đi học trực tiếp từ 10/2; còn ở 12 quận nội thành vẫn tiếp tục học trực tuyến. Trước đó ngày 24/1, UBND thành phố Hà Nội cũng quyết định cho học sinh từ lớp 7 đến 12 trở lại trường từ 8/2.
Đó là những minh chứng hùng hồn nhất cho một “mùa bình thường” (mới) đang đến.
 
Tất nhiên, phải hiểu đây là “mùa bình thường mới”, có nghĩa là vẫn phải thích ứng với tình hình và diễn biến dịch bệnh Covid-19. Đơn cử như việc tổ chức cho học sinh trở lại trường cũng tuân theo những phương án hết sức cụ thể để giảm thiểu sự tập trung đông học sinh.
Để bước vào “mùa bình thường” (mới) thời Covid, chúng ta cũng đã phải trải qua 2 năm vật lộn, chiến đấu cam go, quyết liệt, có cả những mất mát, hy sinh cả về người và tài sản.
 
Chính vì vậy, mọi người cần phải ý thức được điều này để thấy rõ hơn giá trị của “mùa bình thường” (mới). Từ đó, cùng nhau gìn giữ để cho những ngày bình thường (mới) được kéo dài lâu hơn trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn chưa chấm dứt.
 
Trong tác phẩm “Hiểu về trái tim”, khi nói về bình yên, tác giả cuốn sách đã viết rằng: “Chỉ khi nào tâm ta không còn những khắc khoải mong cầu hay chống đối, chấp nhận và tùy thuận mọi hoàn cảnh thì ta mới nếm được chất liệu bình yên và hạnh phúc chân thật”. Điều đó thật là đúng với tình hình hiện nay.
 
Theo Xuân An (Thethaovanhoa.vn)

tin liên quan

"Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua"

(QBĐT) - Người đang yêu đếm năm tháng đi qua bằng những mùa xuân đầy hương sắc; người sẽ yêu đón tuổi đời bằng hy vọng tràn trề; kẻ yêu xong rồi ngẫm thời gian như mùa thu lá vàng hờ hững rơi...

Dưa hấu Quảng Bình phẩm vật tiến vua

(QBĐT) - Vào các dịp Tết Nguyên đán cổ truyền dân tộc, ngày giỗ chạp…, chúng ta thường thấy trên bàn thờ của nhiều gia đình người Việt dâng cúng tổ tiên quả dưa hấu bên cạnh nhiều loại hoa quả quý khác. Sự lựa chọn này của người dân không phải ngẫu nhiên, mà có nguồn gốc từ giá trị dinh dưỡng mát lành, từ ý nghĩa văn hóa lịch sử lâu đời, từ quan niệm truyền thống của người Việt đối với quả dưa hấu và phong tục theo đó được bền vững trao truyền thế hệ.

Đèo Đá Đẽo

(QBĐT) - Ngày xưa, trèo đèo Đá Đẽo