Văn học - nghệ thuật Quảng Bình trên hành trình xây dựng và phát triển

  • 07:50 | Thứ Ba, 25/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hội Sáng tác văn nghệ, thuộc Ty Văn hóa Quảng Bình, tiền thân của Hội Văn học-Nghệ thuật (VHNT) Quảng Bình được thành lập vào tháng 6/1961. Đồng chí Lê Khai, Trưởng ty Văn hóa được cử làm hội trưởng. Ngay sau đó, Đại hội Hội Văn nghệ Quảng Bình lần thứ nhất đã được triệu tập, đồng chí Lê Khai được đại hội bầu làm Chủ tịch hội. Ngay từ khi mới ra đời, Hội VHNT Quảng Bình đã tỏ rõ năng lực tập hợp hội viên và phát động các phong trào sáng tác, trở thành ngôi nhà chung của nhiều văn nghệ sỹ (VNS). 
 
Thời kỳ này, anh chị em văn nghệ Quảng Bình có điều kiện bám sát thực tiễn cuộc sống, phản ánh sâu sắc và cổ vũ kịp thời sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Nhiều tác phẩm VHNT ra đời tập trung phản ánh cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của quân và dân ta, cổ vũ, động viên phong trào thi đua sản xuất xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đồng thời chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.
 
Về thơ, có các nhà thơ nổi tiếng như: Dương Tử Giang, Xích Bích, Hà Nhật, Trần Nhật Thu, Lê Xuân Đố, Văn Lợi, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Văn Dinh… Thông qua tác phẩm của mình, các VNS đã phát hiện, xây dựng và giới thiệu những điển hình, những tấm gương dũng cảm, những người con anh hùng của quê hương với nhân dân cả nước.
 
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, năm 1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Có thể nói, đây là giai đoạn đặc biệt của lịch sử VHNT Quảng Bình, bản sắc riêng của vùng miền nằm trong ngôi nhà chung 3 tỉnh. Để phù hợp với tình hình phát triển chung của cả nước, năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên chia tách, Quảng Bình trở về địa giới cũ. VNS Quảng Bình vun đắp lại nền VHNT quê hương. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng lực lượng VNS và Hội VHNT đã không ngừng củng cố đội ngũ, cùng nhau xây dựng phong trào văn nghệ Quảng Bình.
 
Về văn học có: Xuân Hoàng, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Bình Trọng, Hải Kỳ, Văn Nhĩ, Phan Văn Khuyến, Hoàng Thái Sơn, Hữu Phương, Lý Hoài Xuân, Nguyễn Thế Tường, Thái Hải, Hồng Thế, Giang Biên, Hoàng Văn Bàng, Kim Cương, Đinh Duy Tư, Nguyễn Xuân Sùng, Hoàng Đình Bường, Cảnh Giang, Phan Văn Chương, Nguyễn Bình An, Trương Văn Quê, Trương Vĩnh Hạnh, Võ Đình Vang, Trần Khởi, Đỗ Quý Dũng, Hoàng Đại Hữu, Phan Văn Chương, Đỗ Thành Đồng, Phạm Phú Thép, Trương Thu Hiền, Nguyễn Thị Lê Na, Nguyễn Hương Duyên, Hoàng Đăng Khoa, Hoàng Thụy Anh...
 
Về âm nhạc: Thái Quý, Hoàng Sông Hương, Quách Mộng Lân, Dương Viết Chiến... Về mỹ thuật: Lê Anh Tân, Đoàn Văn Thịnh, Phan Đình Tiến, Nguyễn Lương Sáng, Trương Trần Đình Thắng, Lê Thuận Long... Về nhiếp ảnh: Ngô Độc Lập, Hữu Ngụ, Lê Đình Ty, Thành Vương, Hoàng An, Đức Thành, Bùi Hùng Cường, Bách Chiến, Đoàn Tiến Hành, Văn Báu, Nguyễn Hải… Về kiến trúc: Đặng Đức Dục, Trần Đình Dinh, Hoàng Tròn, Nguyễn Xuân Định, Nguyễn Thị Bảy, Trần Đình Tự, Phan Tứ, Nguyễn Văn Minh…
 
Về sân khấu: Ngọc Tranh, Hồ Ngọc Ánh, Văn Nhĩ, Lê Đức Phỉ, Phan Xuân Hải, Nguyễn Quang Vinh, Lê Quang Trí, Lê Thành Lộc … Về nghiên cứu văn hóa và văn nghệ dân gian có: Mai Văn Tấn, Nguyễn Tú, Trần Hùng, Đinh Thanh Dự, Văn Tăng, Trần Đình Vĩnh, Đỗ Duy Văn, Đặng Kim Liên, Trần Văn Chường, Dương Văn Liên… Trong số các tên tuổi VNS kể trên, một số người đã ra đi mãi mãi, nhưng tác phẩm của họ đã để lại dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp VHNT tỉnh nhà.
 
Hội đã mở nhiều trại sáng tác, nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên; tổ chức tham gia các cuộc liên hoan, ảnh nghệ thuật và triển lãm mỹ thuật, đã xuất bản nhiều tuyển tập mang tính tuyển chọn có giá trị.
Tác phẩm
Tác phẩm "Mùa xuân" (đá cẩm thạch) của P.Đ.T

Tác phẩm của các VNS Quảng Bình vừa phong phú, đa dạng về thể loại, có chiều sâu và sức nặng của nội dung, cùng với nhiều lĩnh vực khai thác. VHNT đã góp phần tích cực vào việc ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng-an ninh trên quê hương. Dù sáng tác về đề tài lịch sử, về chiến tranh cách mạng hay những vấn đề hôm nay, các tác phẩm của họ đều mang hơi thở và dấu ấn của mảnh đất này, đều hướng tới những giá trị vĩnh hằng chân, thiện, mỹ.

VHNT Quảng Bình hiện nay có nhiều đổi mới, sáng tạo trong xu thế hội nhập và phát triển, hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, các sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước. Các hoạt động VHNT tập trung phản ánh những thành quả to lớn của đất nước nói chung và quê hương Quảng Bình nói riêng trong sự nghiệp đổi mới, góp phần tôn vinh các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử hào hùng của quê hương, đất nước trong công chúng.

Với những thành tích xuất sắc trong hoạt động VHNT, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Hội VHNT Quảng Bình đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba giai đoạn 1991-1995, Huân chương Lao động hạng Nhì giai đoạn 1996-2000. Đặc biệt, nhà thơ Xuân Hoàng và nhạc sỹ Hoàng Sông Hương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT.

Thời gian gần đây, VHNT Quảng Bình kế thừa những giá trị văn hóa đã được các thế hệ VNS đi trước xây đắp. Lực lượng VNS tiếp nối hành trình và mạch nguồn sáng tạo bằng nhiều tác phẩm có dấu ấn trong nền VHNT cả nước.
 
Hội VHNT thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được hội tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng trong toàn thể hội viên. Nhờ vậy, phong trào hoạt động của hội và quá trình lao động sáng tạo của VNS luôn luôn hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ.
 
Để ghi nhận thành quả và cống hiến của đội ngũ VNS, ngày 7/12/1995, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1116/QĐ-UB về việc thành lập giải thưởng VHNT mang tên Lưu Trọng Lư. Đến nay, đã có 6 lần trao giải. Giải thưởng VHNT Lưu Trọng Lư có ý nghĩa quan trọng trong đời sống VHNT Quảng Bình, động viên tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ VNS, ngày càng nâng cao chất lượng tác phẩm VHNT về cả nội dung và nghệ thuật. 
 
Những kết quả đạt được của Hội VHNT và VNS Quảng Bình trong 60 năm xây dựng, phát triển rất đáng tự hào và trân trọng. Với bề dày truyền thống văn hóa của quê hương, đất nước, các nghệ sỹ sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều thành quả hơn trong lao động sáng tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của công chúng trong tỉnh và bạn bè cả nước.
 
Hiện nay, Hội VHNT Quảng Bình có 243 hội viên, với 7 phân hội chuyên ngành (Văn học, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu biểu diễn, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc) và 5 chi hội văn nghệ địa phương (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Ba Đồn-Quảng Trạch, Minh Hóa), trong đó số hội viên các hội chuyên ngành Trung ương là 77 người.
 
Tạp chí Nhật Lệ là cơ quan ngôn luận trực thuộc hội, là diễn đàn của của lực lượng VNS tỉnh nhà. Hội viên của hội có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết và đam mê trong sáng tạo VHNT, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

                                                                                 Phan Đình Tiến

(Chủ tịch Hội VHNT Quảng Bình)

 
 
 

tin liên quan

Chào tuần mới: "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa"

Bước vào tuần lễ cuối cùng của năm Âm lịch Tân Sửu, việc mọi người quan tâm nhất chính là nghi lễ cúng ông Công, ông Táo và sắm Tết.

Xa rồi khói bếp bay ngang mái…

(QBĐT) - Hơn ba mươi năm trước, khi đứng trên đồi cát dõi về làng, ngắm làn khói lam chiều vấn vít trên những mái nhà, lũ trẻ mươi, mười lăm tuổi chúng tôi không thể hình dung, có lúc những làn khói mong manh kia sẽ trở thành ký ức.

Xuân về

(QBĐT) - Em trở về làng, xuân đã giêng