.

Tiếng thơ người làng lúa

.
16:18, Thứ Năm, 13/12/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Chiều quê khói tỏa là tuyển tập thơ, nhạc thứ 4 (trước đó là các tập: Theo nhịp trống đồng, Đất nước vào xuân, Đức Ninh thơ nhạc) tính từ năm 2008 đến nay của Câu lạc bộ thơ xã Đức Ninh, TP. Đồng Hới.
 
Tập sách gồm có 107 tác phẩm thơ, 5 bản nhạc được chọn lọc từ hàng trăm tác phẩm của các thành viên câu lạc bộ. Mỗi tác phẩm mang một giọng điệu riêng nhưng có cùng điểm chung là sự giản dị, mộc mạc về ngôn từ, là nỗi niềm tâm sự của những người yêu thơ trên quê lúa Đức Ninh.
 
Có thể nói Chiều quê khói tỏa không chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật song thể hiện đậm nét tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người cầm bút. Chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếm phần lớn trong tác phẩm của những người sáng tác không chuyên. Thể thơ truyền thống lục bát được nhiều tác giả sử dụng trong tập thơ này. Đó là những câu thơ giản dị, như: “Lời Bác vọng mãi ngàn năm/ Tuyên ngôn Độc lập tiếng tăm vang lừng/ Non sông cờ đỏ tưng bừng/ Giờ đây đất nước không ngừng tiến lên…” (Nhớ mãi ngày ấy-Nguyễn Văn Chất), hay “Có Đảng chỉ lối dẫn đường/ Non sông đất Việt vang lừng năm châu/ Dân ta cực khổ cực từ lâu/ Đảng đem hạnh phúc dân giàu, nước vinh…” (Đời ta có Đảng-Đặng Xuân Chính).
Trang bìa tập thơ, nhạc  "Chiều quê khói tỏa ".
Trang bìa tập thơ, nhạc "Chiều quê khói tỏa".

Từ niềm thương, nỗi nhớ Bác Hồ, các tác giả đã sáng tác nên những câu thơ gan ruột như: “Bác nằm đó chẳng đi xa/ Nhẹ chân kẻo Bác chưa qua giấc nồng…” (Bác chẳng đi xa-Phan Minh Đức), “Có một con người sinh ra/ Hạnh phúc, niềm vui chia đều mọi phía/ Trái tim neo đậu lòng người/ Đôi vai gánh giang sơn nước Việt…” (Có một con người như thế-Đặng Thị Kim Liên). Ngoài ra, còn có nhiều bài thơ về chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có sức lay động lòng người, như: Càng thương nhớ Bác của Phan Văn Tới, Ấm nơi Bác nằm của Nguyễn Thị Thu Thủy, Đại tướng về quê của Đặng Thanh Phong, Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Trần Văn Mễ, Võ tướng anh hùng của Đặng Minh Hùng… 

Sản phẩm “cây nhà lá vườn” này còn tập hợp rất nhiều bài thơ hay về phố phường Đồng Hới, về đất và người Đức Ninh. Đó là trận địa lão quân ở phía tây thị xã Hoa Hồng ngày ấy với: “…Pháo thủ tuổi cao đánh hiệp đồng/Khép chặt lưới lửa đất đối không/ Con ma, thần sấm liều mạng đến/Trận địa chung lòng lửa tiến công…” (Trận địa lão quân-Phan Minh Đức) hay trong Hương lúa của Trần Văn Mễ với những câu thơ đầy hình ảnh như: “Ban trưa hương lúa thơm nồng/ Vương vào thôn nữ má hồng tóc duyên/ Làng quê lam lũ truân chuyên/ Tắm mưa gội nắng lời nguyền đất đai…”
 
Trong số những bài thơ mang đậm “hương quê” ấy, bắt gặp một số giọng thơ rất trẻ. Đó là Trần Xuân Dạn, sinh năm 1953 với các bài thơ Đêm buồn phố thị,Người đi tìm lời hát, Đồng Hới bờ Tây. Thơ ông trẻ về giọng điệu, giàu về hình tượng, cảm xúc: “Tưởng rằng tình ấy đã the/ Nên tôi dột dại thốt thề yêu em/ Ai ngờ đỏng đảnh tùng teng/ Với em, anh chẳng quen hay biết gì/ Tôi về chân bước chữ chi/ Để đêm phố thị buồn ơi là buồn…” (Đêm buồn phố thị), hay “Đồng Hới bờ Tây/ Cánh đồng mở lối/ Cho tôi tìm em/ Phải ngày phượng đỏ”...
 
Bên cạnh những cây bút không chuyên, tuyển tập thơ, nhạc này còn có nhiều bài thơ đặc sắc của nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thị Kim Liên. Thơ Đặng Thị Kim Liên có giọng điệu trong trẻo, nhẹ nhàng, thể hiện đa chiều cảm xúc. Đó là tiếng lòng tha thiết của người con đối với mẹ (Mẹ tôi), là niềm tự hào và sự tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc (Tượng đài tháp bút) và một số bài thơ mang tính nghệ thuật khá cao như Nhớ Tố Như, Tiếng đàn, Mưa xuân non tơ, Giấc mơ rơi
 
Ngoài ra, Chiều quê khói tỏa còn có những bản nhạc của nhạc sĩ Dương Viết Chiến, một trong những nhạc sĩ gạo cội của nền âm nhạc tỉnh nhà và tác phẩm Nghệ thuật bài chòi, một phần trong đời sống văn hóa của người Đức Ninh do nghệ nhân dân gian Việt Nam Phan Văn Thuận sưu tầm, gìn giữ, trao truyền từ nhiều năm qua.
 
12 tác giả có mặt trong tập thơ, nhạc này là những hạt nhân trong phong trào văn hóa, văn nghệ và các phong trào quần chúng của xã Đức Ninh. Họ là những cán bộ đã nghỉ hưu, là người nông dân quen với cuộc sống ruộng đồng, cày cuốc, có điểm chung là niềm đam mê sáng tác văn, thơ. Có thể xem Chiều quê khói tỏa là lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị của người làng lúa, song ẩn sâu trong đó là chữ “tình”, bởi mỗi câu, chữ trong từng tác phẩm đều chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Nhật Văn
,
  • Tự khúc mùa đông….

    (QBĐT) - Mẹ ngồi khâu áo mùa đông
    Gió ru miền gió về hong tóc mềm
    Đã nghe ngày nắng qua thềm
    Ta về nhặt lại một miền ca dao.
     
    13/12/2018
    .
  • Mưa mùa đông

    (QBĐT) - Mùa đông trêu đùa trên vạt gió
    Rét thiên di nghe tê tái cõi lòng
    Chiếc lá vàng nằm nghe mưa thở
    Từng giọt nồng len lén rớt vào tim.
    13/12/2018
    .
  • Những đề xuất xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

    Chiều 11-12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo đã chủ trì hội thảo góp ý xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam". 
     
    13/12/2018
    .
  • Tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 10 năm liên tục

    (QBĐT) - 10 năm liên tục được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa" cấp thành phố là kết quả của sự đoàn kết, trên dưới một lòng từ cấp ủy, chính quyền đến các tầng lớp nhân dân ở tổ dân phố 14, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới.

    12/12/2018
    .
  • Sao Mai 2019: Quyết liệt nới rộng độ tuổi thí sinh để thu hút tài năng

    Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc – giải Sao Mai 2019 sẽ nới rộng độ tuổi tuyển sinh từ 17 lên tới 27 tuổi với mục đích "không để lọt tài năng."
     
    11/12/2018
    .
  • Những quyển sách chạm đến tâm can

    Tinh tế, cảm động và tuyệt đẹp là những câu chuyện của nhà văn Michael Morpurgo dành cho trẻ em và cả cho người lớn.
     
    10/12/2018
    .
  • Gặp mặt hội viên nhân Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam

    (QBĐT) - Ngày 10-12, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức buổi giao lưu, gặp gỡ các hội viên thuộc Chi hội Mỹ thuật Việt Nam và Phân hội Mỹ thuật (Hội Văn học - Nghệ thuật) nhân kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10-12-1951 - 10-12-2018).

    10/12/2018
    .
  • Tình yêu người lính

    (QBĐT) - Lên đường tôi đến chào em
    Nụ đào khoe sắc bên thềm mưa rơi
    Chia tay em lệ đầy vơi
    "Dù đi xa ngái người ơi tìm về"
     
    09/12/2018
    .