.

Nỗ lực đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền hình

.
15:10, Chủ Nhật, 09/12/2018 (GMT+7)
(QBĐT) - Theo lộ trình số hóa, Quảng Bình thuộc các tỉnh, thành nhóm 3 phải tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất, để chuyển sang phát sóng truyền hình số trước ngày 31-12-2018. Hiện, Quảng Bình đang đẩy nhanh thực hiện các điều kiện cần thiết theo lộ trình, đặc biệt là việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo đề nghị hỗ trợ đầu thu truyền hình số nhằm bảo đảm ai cũng được xem truyền hình chất lượng cao.
 
Nhiều ưu việt
 
Số hóa truyền hình mặt đất là xu hướng tất yếu của thế giới. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã hoàn thành quá trình số hóa truyền hình mặt đất như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, đến nay đã có 21 tỉnh, thành trong cả nước hoàn thành số hóa truyền hình và ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất. Theo lộ trình số hóa, Quảng Bình thuộc các tỉnh, thành nhóm 3 phải tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất, để chuyển sang phát sóng truyền hình số vào cuối năm 2018.
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án số hóa truyền hình Quảng Bình họp các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh lộ trình.
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án số hóa truyền hình Quảng Bình họp các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh lộ trình.
Truyền hình tương tự mặt đất là công nghệ truyền hình sử dụng tín hiệu analog để truyền tải hình ảnh và âm thanh. Với công nghệ này, chất lượng hình ảnh, âm thanh truyền hình thường bị nhiễu sóng và chập chờn khi gặp điều kiện thời tiết xấu. Trong khi đó, truyền hình số mặt đất là công nghệ truyền hình tiên tiến, hiện đại hiện nay có ưu điểm là hình ảnh sắc nét, độ phân giải cao, có chiều sâu đồng thời loại bỏ hoàn toàn các hạn chế của truyền hình tương tự mặt đất.
 
Đặc biệt, truyền hình kỹ thuật số mặt đất còn khắc phục được hiện tượng nhiễu sóng, đường truyền kém hay việc ảnh hưởng bởi các thiết bị phát sóng, phản xạ có trong gia đình như máy tính, motor điện hay việc khúc xạ của sấm sét và cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Vì vậy, việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang số hóa truyền hình là phù hợp với xu hướng phát triển chung.
 
“Ngoài nâng cao chất lượng truyền hình, truyền hình số mặt đất giúp tiết kiệm chi phí phát sóng khi một thiết bị truyền hình kỹ thuật số mặt đất có thể phát sóng nhiều chương trình, thay vì chỉ phát một chương trình như thiết bị analog cũ. Chuyển sang truyền hình số mặt đất, nguồn tài nguyên tần số vô tuyến điện được sử dụng rất hiệu quả, vì một kênh tần số có thể truyền được nhiều kênh chương trình truyền hình số. Vì vậy, sau khi hoàn tất số hóa, một phần của băng tần UHF đang sử dụng bởi truyền hình sẽ được giải phóng. Đây là nguồn tài nguyên tần số quan trọng để triển khai các dịch vụ thông tin vô tuyến băng rộng mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, ông Lê Quang Hoạt, Trưởng phòng Bưu chính – Viễn thông (BC-VT), Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết.
 
Không để người nghèo bị ảnh hưởng
 
Công nghệ truyền hình số cho phép khán giả xem được nhiều kênh và chất lượng tốt hơn. Số lượng kênh quảng bá miễn phí sẽ dao động từ 30 đến 50 kênh, tốt hơn nhiều so với bắt sóng bằng ăng-ten. Nhưng khi chuyển đổi qua số hóa truyền hình, kiểu thu tín hiệu truyền hình truyền thống bằng cách sử dụng ăng-ten sẽ không thu được các chương trình truyền hình. Vì thế, người xem truyền hình bắt buộc phải mua tivi có chức năng tích hợp sẵn khả năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2, hoặc phải mua đầu thu DVB-T2 rời, để gắn vào tivi.
Được hỗ trợ đầu thu truyền hình số, hộ nghèo và cận nghèo sẽ được xem các chương trình truyền hình chất lượng cao.
Được hỗ trợ đầu thu truyền hình số, hộ nghèo và cận nghèo sẽ được xem các chương trình truyền hình chất lượng cao.
Sự chuyển đổi này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết người xem truyền hình trên địa bàn tỉnh, nhất là với những người xem truyền hình có thu nhập thấp như hộ nghèo và cận nghèo. Hiện giá một đầu thu DVB – T2 trên thị trường dao động từ 500 – 700 nghìn đồng, một số đầu thu cao cấp hơn có giá từ 1 triệu đồng trở lên.
 
Chia sẻ với những khó khăn của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo khi chuyển đổi hệ thống này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số. Theo đó, điều kiện được nhận hỗ trợ là các hộ nghèo, hộ cận nghèo (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) đang sử dụng máy thu hình công nghệ tương tự chưa tích hợp tính năng thu truyền hình số theo chuẩn DVB-T2, chưa có đầu thu truyền hình số DVB-T2, chưa sử dụng bất kỳ một trong các phương thức truyền hình trả tiền như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet (IPTV) trong thời gian triển khai hỗ trợ tại địa phương. Mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện sẽ được nhận một lần gồm 1 đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc vệ tinh kèm theo ăng-ten thu phù hợp cùng với dây cáp nối có độ dài tối đa 15 mét (đối với chế độ thu ngoài trời), được lắp đặt hoàn chỉnh và bảo hành ít nhất 12 tháng tính từ ngày hộ gia đình nhận bàn giao đầu thu truyền hình số. Kinh phí hỗ trợ sẽ trích từ Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam...
 
Theo kết quả khảo sát của Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT-TT), địa bàn tỉnh Quảng Bình có 148 địa bàn cấp xã nằm trong diện hỗ trợ đầu thu truyền hình số vệ tinh và đầu thu truyền hình số mặt đất. Có 11 xã trước đây không thu được sóng truyền hình Analog nên không thuộc vùng hỗ trợ đầu thu, Sở TT-TT đang tích cực đề nghị Cục Tần số Vô tuyến điện bổ sung. 
 
Ông Lê Quang Hoạt, Trưởng phòng BC-VT, Sở TT-TT cho biết, hiện nay, Sở TT-TT đang phối hợp với các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh khẩn trương rà soát số liệu hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn đa chiều trên địa bàn đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số. Theo kết quả rà soát bước đầu, toàn tỉnh có 13.873 hộ nghèo và 18.273 hộ cận nghèo đủ điều kiện nhận hỗ trợ đầu thu truyền hình số. 
 
“Là đơn vị chủ trì triển khai kế hoạch hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, sở sẽ quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp để việc hỗ trợ đúng kế hoạch, đúng đối tượng; không để người nghèo, cận nghèo trên địa bàn bị ảnh hưởng khi thực hiện số hóa truyền hình mặt đất”, ông Hoạt nói.
Phan Phương
,
  • Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh: Tăng cường công tác vận động quần chúng vùng giáo

    (QBĐT) - Những năm gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Cảng Gianh thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng vùng giáo , góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) ở khu vực biên giới biển của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

    29/11/2018
    .
  • 'Đòn bẩy' giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo

    (QBĐT) - Tỉnh ta thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với 5 dự án. Trong đó, Chương trình 30a, 135 và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 đã mang lại hiệu quả rõ nét. 
     
    29/11/2018
    .
  • Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi: Tạo sinh kế đóng vai trò then chốt

    (QBĐT) - Trong khi các địa phương đang nỗ lực "chạm" mốc tiêu chuẩn mới của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều xã miền núi vẫn đang "dẫm chân" tại chỗ. Dường như đối với những địa phương này, điều quan trọng hơn cả chính là câu chuyện sinh kế cho người dân.

    25/11/2018
    .
  • Lời giải cho du lịch mùa thấp điểm

    (QBĐT) - Biển vắng bóng người. Những địa chỉ lưu trú thưa thớt khách vào ra. Các điểm du lịch cũng không còn cảnh đông đúc như cách đây vài tháng trước. Thực tế cho thấy, không phải dễ dàng để du lịch Quảng Bình tìm ra lời giải cho du lịch mùa thấp điểm, hạn chế tính thời vụ vốn "mặc định" khá lâu nay.

    21/11/2018
    .
  • Tăng cường hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (QBĐT) - Những năm qua, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được huyện Minh Hóa đặc biệt chú trọng.

    19/11/2018
    .
  • Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

    (QBĐT) - Bên trong những bản làng xa xôi, cách trở của đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn tồn tại các hủ tục lạc hậu cùng với nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nhiều năm qua, đề án "Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình" (gọi tắt là đề án 498) đã góp phần tuyên truyền, hạn chế những hệ lụy đau lòng từ chính những vấn nạn kia.

    05/12/2018
    .
  • Mùa nước nổi không về trên phá Hạc Hải

    (QBĐT) - Hàng năm, cứ bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8, khi người nông dân ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bắt đầu thu hoạch xong vụ lúa tái sinh, cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa lớn và làm lũ tạo thành một "mùa nước nổi" mênh mông trên phá Hạc Hải. Lúc này, họ lại gác liềm, gác cày, tất bật sắm ngư lưới cụ để đánh bắt cá tôm như những ngư dân thực sự. Ấy vậy mà năm nay, mùa nước nổi ấy đã không về như thường lệ…
     
    01/12/2018
    .
  • Xây dựng Đảng ở vùng khó: Bài học từ Trọng Hóa

    (QBĐT) - Trong khi một số đảng bộ cơ sở trên địa bàn huyện miền núi Minh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác phát triển đảng viên, chưa phát huy được vai trò của chi bộ, đảng viên khi triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống, thì Đảng bộ xã Trọng Hóa đã có những cách làm hay...

    01/12/2018
    .