.

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

.
10:33, Thứ Tư, 05/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Bên trong những bản làng xa xôi, cách trở của đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn tồn tại các hủ tục lạc hậu cùng với nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Nhiều năm qua, đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình” (gọi tắt là đề án 498) đã góp phần tuyên truyền, hạn chế những hệ lụy đau lòng từ chính những vấn nạn kia.

Những con số đáng buồn

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh, từ năm 2014 đến đầu năm 2018, có 22,46% số cặp vợ chồng của đồng bào dân tộc thiểu số tảo hôn; có 0,85% số cặp kết hôn cận huyết thống. Tỷ lệ tảo hôn năm 2015 cao hơn năm 2014 khoảng 2%, năm 2016 giảm xuống tương đương năm 2014 (20,41%) nhưng năm 2017 tăng lên gần 6% so với năm 2014. Năm 2014, huyện Tuyên Hóa có 33,33% cặp tảo hôn. Xã Ngân Thủy có 68,97% số cặp tảo hôn. Xã Kim Thủy có 53,85 % cặp tảo hôn.

Năm 2017, xã Thượng Hóa (đồng bào Rục) có 41,18% số cặp tảo hôn. Xã Kim Thủy có 77,42% cặp tảo hôn. Đây cũng là các xã có tỷ lệ tảo hôn cao nhất tỉnh. 

Thực tế từ những bản làng miền núi, nạn tảo hôn đã trở thành hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào. Cùng với đó, nạn kết hôn cận huyết thống - hủ tục tưởng chỉ còn tồn tại ở trong quá khứ - thì nay, vẫn còn đâu đó trong những bản làng vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2014 đến đầu năm 2018, tỷ lệ kết hôn cận huyết thống là 0,85%.

Ở những bản làng miền núi, nạn tảo hôn đã trở thành hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào.
Ở những bản làng miền núi, nạn tảo hôn đã trở thành hủ tục ăn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ đồng bào.

Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống không chỉ vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình mà còn để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe và hủy hoại cả thế hệ giống nòi của tương lai. Báo động nhất vẫn là tình trạng tảo hôn, nhất là các em học sinh.

Trong quá trình đi thực tế tại xã Trường Sơn (Quảng Ninh), điều khiến các cán bộ thuộc Đề án 489 trăn trở nhất là số lượng học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn, có thai rồi bỏ học có xu hướng tăng. Có những em được gia đình, bà con, cán bộ và thầy cô đặt nhiều kỳ vọng cũng tảo hôn.

Những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi đáng lý ra phải được đến trường thì đã vội vã kết hôn, vội vã sinh con. Đằng sau những nếp nhà sàn là lời ru buồn của những người mẹ trẻ và những nỗi lo mà ở tuổi các em chưa đáng phải đèo bòng.

Tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vẫn tồn tại tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bởi vẫn còn đó những quan niệm lạc hậu: lấy chồng sớm để gia đình có thêm sức lao động. Cùng với đó là sự phát triển sớm về thể trạng, bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và các phương tiện thông tin hiện đại. Những quy định của luật tục xưa cũ cũng chi phối nhận thức của họ qua nhiều đời.

Hạn chế những hủ tục

Thực hiện Đề án 498 về “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình”, Ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với huyện Bố Trạch tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành các nội dung đối với mô hình điểm xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch). Từ mô hình điểm này, sẽ làm cơ sở để triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

Các buổi tuyên truyền nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Các buổi tuyên truyền nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tại xã Thượng Trạch, đề án đã tổ chức các lớp tuyên truyền về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nguyên nhân và hậu quả cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã. Để có hiệu quả thiết thực và đi sâu vào nhận thức, đời sống của đồng bào, nội dung của những buổi tuyên truyền này tập trung vào Luật Hôn nhân và gia đình, hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với sức khỏe bà mẹ trẻ em, nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với Thượng Trạch, một số xã biên giới tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn tỉnh cũng đã xây dựng các pano, áp phích tuyên truyền gắn trên các trục đường chính hoặc dán tại các nhà sinh hoạt cộng đồng, trụ sở UBND xã, các trường học. 

Theo ông Nguyễn Trường Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Trạch, hiện nay, trên địa bàn xã có 3 pa nô tại các vị trí phát huy vai trò tuyên truyền: Ngã ba đường 20 và ở bản Km 51 và bản 61 – nơi sẽ có tác dụng tuyên truyền cho đồng bào cụm bản 51, bản 61, Chăm Pu, Tuộc, Cờ Đỏ và cả cụm A Ky, Troi gần cửa khẩu Cà Roòng. Từ khi Thượng Trạch trở thành mô hình điểm để thực hiện đề án 498, trên địa bàn đã giảm hẳn những trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

“Để có được hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, ban tổ chức mặt trận cùng với các đồng chí bộ đội biên phòng phối hợp đến từng địa bàn, từng hộ dân để tuyên truyền cho đồng bào hiểu. Phương pháp tuyên truyền là vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn và cần thiết cũng phải có những chế tài xử phạt đối với những trường hợp cố tình trái quy định”, ông Chinh cho biết thêm.

Các địa phương trong tỉnh cũng đã có nhiều cách làm sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho đề án. UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan phối hợp với UBND các xã Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con; chỉ đạo phòng Dân tộc phối hợp với các xã nắm tình hình biến động về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từ đó có đề xuất phụ hợp trong triển khai đề án.

Riêng tại huyện Quảng Ninh, cùng với hoạt động tuyên truyền, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện đã hợp đồng với Trung tâm Y tế dự phòng huyện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở xã Trường Sơn và Trường Xuân.

Những nỗ lực ấy đã mang lại những tín hiệu đáng mừng trong công tác tuyên truyền hạn chế nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bởi thế, phía bên trong những bản làng miền núi xa xôi sẽ vơi bớt đi những “lời ru buồn”, những bi kịch hôn nhân không đáng có.

Diệu Hương

,
  • 'Đòn bẩy' giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo

    (QBĐT) - Tỉnh ta thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với 5 dự án. Trong đó, Chương trình 30a, 135 và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 đã mang lại hiệu quả rõ nét. 
     
    29/11/2018
    .
  • Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh: Tăng cường công tác vận động quần chúng vùng giáo

    (QBĐT) - Những năm gần đây, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Cảng Gianh thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng vùng giáo , góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) ở khu vực biên giới biển của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.

    29/11/2018
    .
  • Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi: Tạo sinh kế đóng vai trò then chốt

    (QBĐT) - Trong khi các địa phương đang nỗ lực "chạm" mốc tiêu chuẩn mới của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều xã miền núi vẫn đang "dẫm chân" tại chỗ. Dường như đối với những địa phương này, điều quan trọng hơn cả chính là câu chuyện sinh kế cho người dân.

    25/11/2018
    .
  • Lời giải cho du lịch mùa thấp điểm

    (QBĐT) - Biển vắng bóng người. Những địa chỉ lưu trú thưa thớt khách vào ra. Các điểm du lịch cũng không còn cảnh đông đúc như cách đây vài tháng trước. Thực tế cho thấy, không phải dễ dàng để du lịch Quảng Bình tìm ra lời giải cho du lịch mùa thấp điểm, hạn chế tính thời vụ vốn "mặc định" khá lâu nay.

    21/11/2018
    .
  • Tăng cường hỗ trợ giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    (QBĐT) - Những năm qua, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được huyện Minh Hóa đặc biệt chú trọng.

    19/11/2018
    .
  • Những người 'gieo chữ' dưới chân núi Giăng Màn

    (QBĐT) - Dưới chân dãy núi Giăng Màn quanh năm mây mù bao phủ, có những địa danh chỉ nghe tên đã thấy xa xôi, cách trở như Lòm, Chà Cáp, Si, Dộ, Tà Vờng... Ở đó, có những thầy giáo, cô giáo đã hàng chục năm miệt mài cắm bản gieo từng con chữ. Sự có mặt của họ đã trở thành điểm tựa, niềm tin và hy vọng của con em đồng bào người Khùa, người Mày nơi mảnh đất biên cương này.

    18/11/2018
    .
  • Mùa nước nổi không về trên phá Hạc Hải

    (QBĐT) - Hàng năm, cứ bắt đầu từ khoảng cuối tháng 8, khi người nông dân ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bắt đầu thu hoạch xong vụ lúa tái sinh, cũng là lúc trời bắt đầu đổ mưa lớn và làm lũ tạo thành một "mùa nước nổi" mênh mông trên phá Hạc Hải. Lúc này, họ lại gác liềm, gác cày, tất bật sắm ngư lưới cụ để đánh bắt cá tôm như những ngư dân thực sự. Ấy vậy mà năm nay, mùa nước nổi ấy đã không về như thường lệ…
     
    01/12/2018
    .
  • Xây dựng Đảng ở vùng khó: Bài học từ Trọng Hóa

    (QBĐT) - Trong khi một số đảng bộ cơ sở trên địa bàn huyện miền núi Minh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác phát triển đảng viên, chưa phát huy được vai trò của chi bộ, đảng viên khi triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống, thì Đảng bộ xã Trọng Hóa đã có những cách làm hay...

    01/12/2018
    .