icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Những chìa khóa giúp Điền kinh Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á

  • 16:06 | Thứ Sáu, 13/12/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Trưởng bộ môn Điền kinh, ông Đức Thủy cho rằng, những nỗ lực tuyệt vời của các VĐV, cộng thêm may mắn giúp Việt Nam tiếp tục dẫn đầu ở SEA Games 30.
 
Ở SEA Games 30, đội tuyển Điền kinh Việt Nam giành được 16 HCV, 12 HCB và 10 HCĐ duy trì vị số 1 ở khu vực, hơn đội xếp thứ 2 là Thái Lan tới 4 HCV, bỏ xa chủ nhà Philippines với nhiều vận động viên nhập tịch 5 HCV. 
Trưởng bộ môn Điền kinh, ông Dương Đức Thuỷ tự hào về các vận động viên tranh tài ở SEA Games 30 (Ảnh: Dương Thuật).
Trưởng bộ môn Điền kinh, ông Dương Đức Thuỷ tự hào về các vận động viên tranh tài ở SEA Games 30 (Ảnh: Dương Thuật).
Chia sẻ về thành công của Điền kinh Việt Nam ở SEA Games 30 trong ngày về nước, Trưởng bộ môn Điền kinh, ông Dương Đức Thuỷ cho biết: “Người hâm mộ đã theo dõi các vận động viên Điền kinh Việt Nam thi đấu ở SEA Games 30. Thật vinh dự, tự hào khi đội tuyển Điền kinh của chúng ta vẫn bảo vệ được vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á.
 
Mặc dù số lượng huy chương không bằng SEA Games 2017 do chúng ta bị mất huy chương vì một số vận động viên bị chấn thương, phong độ chưa được cao. Tuy nhiên, chúng ta đã bù đắp lại bằng những tấm huy chương khác. Trong đó có kỷ lục ở SEA Games tại nội dung 3000m chướng ngại vật của Nguyễn Thị Oanh. Và kỷ lục đầu tiên được thiết lập đó là tiếp sức hỗn hợp 4x400 nam và nữ”.
 
“Ngoài ra, ở đội tuyển Điền kinh thì cũng có nhiều cái gọi là hiện tượng. Ví dụ như Nguyễn Thị Oanh giành hat-trick HCV ở nội dung đơn. Ở phía VĐV nam, có vận động viên Trần Nhật Hoàng của Khánh Hòa lần đầu tiên đạt HCV ở giải VĐQG, đồng thời lần đầu dự SEA Games là lấy luôn HCV (nội dung 400m nam).
 
Điều này đánh dấu lần đầu tiên Điền kinh Việt Nam có huy chương ở nội dung đơn và cũng lần đầu tiên giành huy chương ở nội dung 4x400m nam. Đó là những nét đặc biệt của đội tuyển Điền kinh quốc gia trong năm 2019”.
 
Trước câu hỏi về ấn tượng về thành tích của vận động viên Điền kinh nào nhất ở SEA Games 30, ông Dương Đức Thủy cho biết: “Có 2 ấn tượng như tôi đã trao đổi, một là vận động viên nữ Nguyễn Thị Oanh giành 3 HCV cá nhân và vận động viên Trần Nhật Hoàng (Khánh Hòa). Tính cả HCV ở giải VĐQG thì 2019 là năm đấu thành công của Nhật Hoàng, trong đó có huy chương đơn ở SEA Games, 2 nội dung đồng đội”.
 
Tại SEA Games 30, chủ nhà Philippines nhập tịch một số vận động viên để tranh tài ở các môn, trong đó có Điền kinh. Tuy nhiên, ở cự ly 100m nữ, các vận động viên của chủ nhà vẫn thất bại trước Tú Chinh của Việt Nam.
 
Đánh giá về thành tích của Tú Chinh, ông Dương Đức Thuỷ cho rằng: “Về mặt chuyên môn thì chúng tôi ghi nhận sự may mắn. Bởi vì trong quá trình chuẩn bị, chúng tôi được biết Philippines đã nhập tịch rất nhiều và thành tích thi đấu của họ cũng rất ấn tượng. Ngay nội dung 100m nữ thì ở vòng loại vận động viên của Philiipines đạt thành tích 11 giây 45, Tú Chinh là 11 giây 61.
 
Khi vào vòng chung kết, thành tích của Tú Chinh là 11 giây 54. Đặc biệt là Tú Chinh xuất phát rất tốt, dẫn đối thủ suốt cho đến 80m. Từ 80m về đích vận động viên của Philippines mới bắt kịp Tú Chinh, nhưng vẫn phải chịu thua 1% giây”.
Nguyễn Thị Oanh giành 3 tấm HCV cá nhân ở SEA Games 30 (Ảnh: Ngọc Duy).
Nguyễn Thị Oanh giành 3 tấm HCV cá nhân ở SEA Games 30 (Ảnh: Ngọc Duy).
Ngoài trường hợp của Tú Chinh, Trưởng bộ môn Điền kinh Việt Nam cũng ghi nhận sự nỗ lực của vận động viên Hồng Lệ, người giành HCĐ ở nội dung marathon 42km sau đó ngất xỉu ở sau vạch đích.
 
Ông Dương Đức Thủy nói: “Chúng tôi mơ ước tấm HCV ở marathon nữ vì với thành tích từ đầu năm đến giải VĐQG, Hồng Lệ tham gia rất nhiều giải trong nước và cô thường xuyên ở trong tầm thành tích 2 giờ 50 phút. 
 
Ở SEA Games, vận động viên vô địch là 2 giờ 56 phút, vận động viên HCB là 2 giờ 58 phút còn Hồng Lệ là 3 giờ 02 phút. Tuy nhiên, chúng ta phải thông cảm là đến trước ngày thi đấu mới được biết sơ đồ đường đua và được dẫn đi khảo sát đường đua. Lúc đó mới biết rằng quãng đường 8km có nhiều chỗ lên dốc, xuống dốc. Đây là những yếu tố rất khó chịu với vận động viên cự ly dài.
 
Đặc biệt là trước khi về đích 800m có dốc rất cao. Vận động viên của Indonesia dẫn đầu đường đua, bỏ cách Hồng Lệ 1,8 km, nhưng còn 500m không về đích được và phải lên xe cứu thương thì chúng ta biết rằng, sự khốc liệt ở đường đua này lớn như thế nào”./.
 
Theo Dương Thuật/VOV.VN