.

Giảm muối để phòng bệnh nguy hiểm

.
08:13, Thứ Ba, 04/09/2018 (GMT+7)
Muối là gia vị không thể thiếu trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều muối lại gây nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ…
 
Vậy làm thế nào để thực hiện chế độ ăn giảm muối để phòng tránh những bệnh lý này?
 
Muối và vai trò với sức khỏe
 
Muối (NaCl) được cấu thành từ hai nguyên tố hoá học: Natri và chlorua, có vị mặn, là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người dân trên thế giới. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc, từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối và các gia vị mặn khi chế biến thức ăn, khi chấm thức ăn. Trong các thực phẩm tự nhiên, natri có sẵn với một lượng nhất định, thường có nhiều ở thức ăn nguồn gốc động vật như thuỷ, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm của sữa…
 
Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chưa có con số cụ thể nhưng được ước tính vào khoảng 200 - 500mg/ngày (tương đương 0,5 - 1,25g muối, chưa bằng 1 thìa nhỏ). Thiếu natri rất hiếm gặp ở người khoẻ mạnh. Tình trạng natri trong máu thấp chỉ có thể xảy ra ở những người bị mất quá nhiều natri do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị bệnh thận. Không đảm bảo bổ sung đủ lượng muối cơ thể sẽ ảnh hưởng tới các chức năng chủ yếu hoạt động của hệ thống thần kinh.
Sử dụng nhiều muối trong nấu ăn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Sử dụng nhiều muối trong nấu ăn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạn tính.
Giảm muối để tránh bệnh tật
 
Tăng tiêu thụ natri có liên quan tới tăng huyết áp (THA), trong khi giảm tiêu thụ natri làm giảm huyết áp ở người trưởng thành. Khẩu phần natri tăng cũng liên quan trực tiếp tới các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim. Giảm khẩu phần natri và do đó giảm huyết áp có lợi cho sức khỏe, làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Về cơ bản chế độ ăn giảm muối phải hiểu là giảm lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Việc thực hiện một chế độ ăn giảm muối bắt đầu từ việc giảm bớt lượng gia vị nêm khi chế biến món ăn cũng như gia vị chấm khi dùng bữa. Tiếp đến là cần lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp.
 
Hàng ngày, lượng muối ăn đưa vào cơ thể nhiều hay ít phụ thuộc vào khẩu vị của từng người mặn hay nhạt. Ở người khỏe mạnh, gần như 100% natri ăn vào được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và bài tiết qua nước tiểu là cơ chế cơ bản để duy trì cân bằng natri. Thực phẩm tự nhiên có hàm lượng natri thấp chủ yếu là các loại trái cây và rau, và cũng là nguồn cung cấp lượng kali cao. Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và ít rau quả thường có nhiều natri.
 
Việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người nội trợ, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. Khuyến cáo giảm muối cần tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, song song cùng với đó là sự rõ ràng, minh bạch trong việc ghi thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm và chính sách về nhãn thực phẩm, chính sách về giảm muối để phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam.
 
Một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn
 
Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau:
 
- Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn.
 
- Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
 
- Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…
 
- Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.
 
- Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.
 
- Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.
 
Một số loại phụ gia thực phẩm phổ biến như bột ngọt (mì chính), natri bicarbonate (baking soda), natri nitrit và natri benzoat - cũng chứa natri và đóng góp (với số lượng ít hơn) tổng lượng “natri” được liệt kê trên nhãn thông tin dinh dưỡng. Đáng ngạc nhiên, một số loại thực phẩm không mặn có thể vẫn chứa nhiều natri, đó là lý do tại sao việc sử dụng hương vị không phải là cách chính xác để đánh giá hàm lượng natri trong thực phẩm. Ví dụ, trong khi một số thực phẩm có hàm lượng natri cao (như dưa chua và nước tương) có vị mặn nhưng cũng có nhiều thực phẩm (như ngũ cốc và bánh ngọt) có chứa nhiều natri nhưng không có vị mặn. Ngoài ra, một số loại thực phẩm bạn có thể ăn nhiều lần trong ngày (như bánh mì) có thể tăng lên rất nhiều natri trong một ngày, mặc dù một đơn vị ăn có thể không có nhiều natri.
 
Theo ThS. BS. Ngô Thị Hà Phương (Suckhoedoisong.vn)    
,
  • Khởi động Dự án chăm sóc sức khỏe đối với nạn nhân dioxin

    Ngày 29-8 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2018-2021. 
     
    30/08/2018
    .
  • Tập trung các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 73 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó cao nhất là huyện Lệ Thủy (26 ca) và TP. Đồng Hới (18 ca). 

    30/08/2018
    .
  • Tập trung sắp xếp, sáp nhập các cơ sở y tế theo hướng tinh gọn, hiệu quả

    (QBĐT) - Ngành Y tế là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trực thuộc theo hướng tinh gọn, phát triển, hiệu quả nhằm triển khai tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Bình đã cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế.

    29/08/2018
    .
  • Khai trương và đưa vào sử dụng phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng

    (QBĐT) - Ngày 28-8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức khai trương và đưa vào sử dụng công trình phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng tại trụ sở của đơn vị (đường Bà Triệu, phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới).

    29/08/2018
    .
  • Tập trung đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS

    (QBĐT) - Từ trường hợp lây nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên (1994) đến nay, toàn tỉnh đã có 1.369 người nhiễm HIV, trong đó có 430 bệnh nhân AIDS và đã có 138 bệnh nhân AIDS tử vong. 

    28/08/2018
    .
  • Trung tâm Y tế huyện Minh Hoá chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

    (QBĐT) - Là một huyện miền núi, rẻo cao, địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối nên cứ đến mùa mưa, bão, không ít địa phương ở Minh Hóa thường rơi vào tình trạng ngập úng, sạt lở đất… gây tổn thất rất lớn về tài sản và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người dân. 

    27/08/2018
    .
  • Ngừa 6 bệnh do virut gây cho trẻ trong mùa thu

    Miền Bắc mới sang mùa thu, thời tiết thay đổi đột ngột, mức chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể rất cao, cơ thể trẻ nhỏ không thích nghi kịp nên dễ bị ốm. Dưới đây là những bệnh do virut gây ra, dễ gặp ở trẻ trong mùa thu.

    03/09/2018
    .
  • Túi thuốc sơ cấp cứu cần mang theo khi đi du lịch kỳ nghỉ lễ

    Nghỉ Lễ 2-9 các bạn cùng gia đình có thể sẽ đi du lịch xa đâu đó. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn cùng gia đình và bạn bè tận hưởng những phút giây vui vẻ bên nhau. Để có được một chuyến đi hoàn hảo, thuốc là thứ không thể thiếu khi cần và rất đáng được chú trọng.

    02/09/2018
    .