Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Trung Quốc cam kết đầu tư vào châu Phi hơn 50 tỷ USD trong 3 năm tới

  • 06:28 | Thứ Sáu, 06/09/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Ngày 5/9, tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết đẩy mạnh đầu tư vào châu Phi-lục địa đang phát triển nhanh nhất thế giới, với khoản ngân sách hơn 50 tỷ USD trong 3 năm tới.
 
Trong bài phát biểu khai mạc FOCAC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Trung Quốc sẵn sàng triển khai 30 dự án năng lượng sạch tại châu Phi và hỗ trợ các mục tiêu năng lượng hạt nhân của châu lục này, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng lâu nay kìm hãm các mục tiêu công nghiệp hóa của châu Phi. Bắc Kinh đang chuẩn bị thực hiện 30 dự án kết nối cơ sở hạ tầng tại châu Phi và thiết lập mạng lưới Trung Quốc-châu Phi, bao gồm các tuyến đường bộ-biển và phát triển phối hợp.
 
"Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ phát triển Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi và tăng cường hợp tác hậu cần và tài chính vì lợi ích phát triển xuyên khu vực ở châu Phi", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nước này sẽ cung cấp 360 tỷ Nhân dân tệ (50,72 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho các quốc gia châu Phi, trong đó, 210 tỷ sẽ được giải ngân thông qua các hạn mức tín dụng và ít nhất 70 tỷ là khoản đầu tư mới của các công ty Trung Quốc, cùng viện trợ quân sự và các dự án khác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng cam kết sẽ tạo ra ít nhất một triệu việc làm cho lục địa đen.
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024 kéo dài đến hết ngày 6/9. (Ảnh: Xinhua)
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024 kéo dài đến hết ngày 6/9. (Ảnh: Xinhua)
Trước đó, ngày 4/9, trong khuôn khổ FOCAC 2024, Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận liên quan đến các dự án điện, cơ sở hạ tầng, nước uống và công nghệ truyền thông với Cộng hòa Chad và Senegal.
 
Với chủ đề: “Chung tay thúc đẩy hiện đại hóa, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc-châu Phi”, FOCAC 2024 kéo dài 3 ngày đến hết 6/9, với sự tham gia của lãnh đạo Trung Quốc và hơn 50 quốc gia thành viên châu Phi cùng Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres. Đây là sự kiện ngoại giao lớn nhất do Trung Quốc tổ chức trong nhiều năm.
 
Tại hội nghị, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, việc các nước châu Phi không được tiếp cận đầy đủ các biện pháp xóa nợ, cùng với tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên, là nguyên nhân gây bất ổn xã hội ở lục địa này. Ông nhận định các sáng kiến của Trung Quốc hỗ trợ châu Phi có thể thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng tái tạo.
 
Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo châu Phi cũng sẽ tìm kiếm các giải pháp tài chính nhanh hơn cho cuộc khủng hoảng nợ đang gia tăng trên khắp châu Phi.
 
Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi được khởi xướng vào năm 2000 nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các bên, với các cuộc họp 3 năm một lần luân phiên giữa Bắc Kinh và một quốc gia châu Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh trước đó vào năm 2018, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ mở rộng khoản tài trợ 60 tỷ USD cho châu Phi.
Theo Báo điện tử ĐCSVN

tin liên quan

Truyền thông Nga đưa tin tích cực về cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 30/8, tạp chí của Trung tâm Dự báo địa chính trị, có địa chỉ trang web geofor.ru, đã đăng tải bài viết của tác giả Anton Bredikhin, chuyên gia cao cấp của Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, đánh giá về cuộc chiến chống tham nhũng và những điều chỉnh nhân sự cấp cao ở Việt Nam.

Kinh hãi "trường đào tạo trộm cắp" cho trẻ em ở nông thôn Ấn Độ

Ba ngôi làng hẻo lánh ở bang Madhya Pradesh của Ấn Độ được nhiều người biết đến vì có các "trường đào tạo trộm cắp". Tại những cơ sở kỳ lạ này, những đứa trẻ chỉ mới 12 tuổi bị chính những tên tội phạm lão luyện đào tạo cách móc túi, trộm cắp và cướp bóc.

Cháy rừng đẩy Canada vào Top 4 nước phát thải carbon nhiều nhất thế giới

Theo nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố mới đây, số vụ cháy rừng kỷ lục năm ngoái đã khiến Canada trở thành một trong 4 quốc gia có lượng phát thải carbon lớn nhất thế giới. Điều này cũng gây hoài nghi về khả năng thu giữ và lưu trữ lượng lớn CO2 trong tương lai của các khu rừng ở nước này.