Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Chuyên gia y tế Mỹ: Thế giới không thể xóa sổ COVID-19

  • 07:41 | Thứ Tư, 01/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Cố vấn y tế hàng đầu của Nhà Trắng Anthony Fauci nhận định thế giới sẽ không thể xóa sổ bệnh COVID-19 nên hãy học cách sống chung với nó.
 
Trẻ nhỏ đeo khẩu trang đến trường ở Brooklyn, New York, hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters
Trẻ nhỏ đeo khẩu trang đến trường ở Brooklyn, New York, hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS ngày 28-11, Anthony Fauci nói rằng ông không tin virus SARS-CoV-2 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông lưu ý trên thế giới hiện tại chỉ xóa sổ được hoàn toàn một căn bệnh lây nhiễm duy nhất là đậu mùa. 
 
Chuyên gia này nói thêm rằng những bệnh như sốt rét, bại liệt và sởi hầu như không tồn tại nhờ chiến dịch tiêm chủng rất sâu rộng. 
 
Ông đánh giá việc hàng triệu người Mỹ chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng như sự suy giảm khả năng miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine đang khiến mức độ miễn dịch cộng đồng nói chung bị suy giảm. Vấn đề này đã đặt ra thách thức đối với công tác xử lý dịch bệnh trong bối cảnh nước Mỹ có nguy cơ đón làn sóng bùng phát thứ 5. 
 
Về sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể mang khả năng kháng vaccine và dễ lây lan, cố vấn y tế Fauci khẳng định đó là một lời cảnh báo rõ ràng đối với những người hoài nghi hiệu quả của vaccine hãy nhanh chóng đi tiêm chủng.
 
Chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ nhận định trong tương lai, thế giới có thể kiểm soát COVID-19 ở mức đủ thấp để gây ảnh hưởng lớn đến xã hội.
 
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức

tin liên quan

Trung Quốc: Bí quyết khống chế dịch COVID-19 thành công của Thượng Hải

Sau khi phát hiện 3 ca mắc COVID-19, các nhà điều tra dịch tễ phải đến hiện trường trong 2 giờ, hoàn tất các cuộc điều tra cốt lõi trong 4 giờ và hoàn thành các báo cáo dịch tễ học trong vòng 24 giờ.
 

Mỹ và Nhật Bản nhất trí phối hợp đối phó với biến thể Omicron

Bộ trưởng Suzuki Junichi nhấn mạnh việc thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định để đối phó với đại dịch đang diễn ra cũng như trong tương lai.
 

Lào, Bangladesh, Nepal ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất

Lào, Bangladesh, Nepal sẽ chính thức được công nhận là một nước đang phát triển sau thời gian chuyển tiếp 5 năm (2021-2026), dài hơn so với thời gian tiêu chuẩn là 3 năm.