Quốc tế
icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Việt Nam kêu gọi giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bất bình đẳng

  • 14:22 | Thứ Tư, 10/11/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng bất bình đẳng, chia rẽ chính trị bên trong và giữa các quốc gia là nguyên nhân dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm xung đột.
 
Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về bất bình đẳng và xung đột. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Toàn cảnh phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về bất bình đẳng và xung đột. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Ngày 9-11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có cuộc thảo luận mở về bất bình đẳng và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột dưới sự chủ trì của Tổng thống Mexico, nước Chủ tịch tháng 11 và sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.
 
Tại đây, Việt Nam đã kêu gọi Hội đồng Bảo an và các cơ quan Liên hợp quốc thúc đẩy giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bất bình đẳng.
 
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cho rằng bất bình đẳng là nguy cơ gia tăng bất ổn, đặc biệt trong điều kiện thiếu hụt các dịch vụ thiết yếu, quyền con người không được bảo đảm và đại dịch COVID-19 làm trầm trọng thêm các khó khăn, khiến 120 triệu người bị đói. Bên cạnh đó, khoảng cách vaccine giữa các nước khiến cho nỗ lực phục hồi toàn cầu không đồng đều.
 
Nhà lãnh đạo Liên hợp quốc đã kêu gọi đầu tư và phát triển con người, ngăn ngừa bất bình đẳng và phân biệt đối xử, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong xây dựng hòa bình. Ông nhấn mạnh các thể chế quốc gia cần bảo đảm đại diện và có sự tham gia của tất cả người dân, bảo đảm quyền con người và pháp quyền, có khả năng chống tham nhũng và lạm quyền, thúc đẩy đa dạng văn hóa, tôn giáo và sắc tộc.
 
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và hơn 20 nước thành viên Liên hợp quốc đã phát biểu tại cuộc họp. Các ý kiến cho rằng có mối liên hệ giữa bất bình đẳng, phân biệt và nguy cơ an ninh, theo đó, Hội đồng Bảo an cần giải quyết một cách tổng thể các nguyên nhân gốc rễ của bất ổn như kém phát triển, đói nghèo, thiếu cơ hội học tập, không được tiếp cận nhân đạo.
 
Nhiều ý kiến kêu gọi thu hẹp khoảng cách vaccine, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và bảo đảm tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền.
 
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng bất bình đẳng, chia rẽ chính trị bên trong và giữa các quốc gia là nguyên nhân dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm xung đột. Bên cạnh đó, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, thiếu dịch vụ cơ bản làm cản trở nỗ lực phục hồi, tái thiết sau xung đột và duy trì hòa bình bền vững.
 
Đại sứ Đặng Đình Quý tại phiên họp. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Đại sứ Đặng Đình Quý tại phiên họp. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng Hội đồng Bảo an cần thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm các nguyên tắc và mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc, nhằm tạo nền tảng quan trọng cho quan hệ thân thiện, hòa bình giữa các quốc gia.
 
Đồng thời, Hội đồng Bảo an nên phối hợp với các cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc trong phạm vi chức năng của các cơ quan, thúc đẩy giải quyết một cách tổng thể nguyên nhân gốc rễ của xung đột bao gồm vấn đề kém phát triển, bất bình đẳng, qua đó hỗ trợ thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 nhằm ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình bền vững./.
 
Theo Hải Vân-Vũ Hiếu (TTXVN/Vietnam+)

tin liên quan

Nhiều nhân viên của Liên hợp quốc bị bắt giữ tại Ethiopia

Người phát ngôn Liên hợp quốc tại Ethiopia nêu rõ cơ quan này đang xác minh và theo dõi những báo cáo về các vụ bắt giữ liên quan đến các nhân viên của Liên hợp quốc.
 

Đại dịch gần 2 năm, đã có tới 25.000 tấn rác liên quan COVID-19 bị xả ra đại dương

Nghiên cứu mới ước tính trên 25.000 tấn rác thải là trang bị bảo hộ cá nhân (PEE) và các loại rác thải nhựa liên quan COVID-19 đã bị xả ra đại dương.
 

Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2022

Đến 2-11 vừa qua, có 6 nước ASEAN và 4 nước đối tác nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN nên Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ 1-1-2022.