Biến tướng lừa đảo từ các hội nhóm kín "tư vấn sức khỏe"

  • 06:36 | Thứ Tư, 30/10/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Tình trạng lừa đảo trên các trang mạng xã hội diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau. Điển hình gần đây là tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín “tư vấn sức khỏe”, hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Phóng viên, biên tập viên và các cơ quan báo chí đều có thể là mục tiêu bị tấn công mạng
Bà D.N.L (55 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) bị bệnh xương khớp lâu năm, nên có tham gia một số nhóm kín về tư vấn sức khỏe để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về căn bệnh của mình. Thời gian gần đây, trên nhóm có đăng một số bài quảng cáo sản phẩm thuốc đông y, cam kết 100% hiệu quả. Thấy có khuyến mãi, nên bà L đã mua về sử dụng và được gửi ngay sau đó. Khi nhận sản phẩm, nhận thấy thuốc hơi khác, bà có đến phòng mạch để hỏi bác sĩ, bác sĩ tư vấn là thuốc này hoàn toàn không phải trị bệnh khớp. 
Cảnh giác các hội nhóm  "tư vấn sức khỏe " trên mạng xã hội.
Cảnh giác các hội nhóm "tư vấn sức khỏe" trên mạng xã hội.
Thủ đoạn chung của các đối tượng trên là tạo lập các Fanpage, hội nhóm trên mạng xã hội hoặc gọi điện nhằm lôi kéo nạn nhân tham gia. Ban đầu, các đối tượng mời tham gia vào các hội nhóm, gọi điện tư vấn mua thuốc đông y để chữa bệnh, cùng chương trình khuyến mãi hấp dẫn, như được dùng thuốc miễn phí trong 5 năm và được bảo hiểm hoàn trả 80% tiền thuốc đã điều trị. Tại đây, các đối tượng sẽ chia sẻ trao đổi những thông tin, video clip có sử dụng hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế để mô tả tư vấn và hướng dẫn sử dụng các sản phẩm để tăng thêm sức thuyết phục. Với tình trạng bệnh đã chữa trị lâu năm, nhưng không khỏi, các nạn nhân này đã bị đối tượng lừa đảo hàng triệu đồng, vì không liên lạc được sau khi chuyển tiền. 
 
Trước thủ đoạn lừa đảo nói trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước các dịch vụ khám chữa bệnh, bán thuốc trên mạng xã hội. Trước khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, hãy kiểm tra kỹ thông tin về bác sĩ và cơ sở y tế, thực hiện xác minh qua website của các cơ quan y tế uy tín hoặc từ nguồn tin đáng tin cậy. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh hãy đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế có uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép để đảm bảo an toàn. 
 
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Trồng cây trên đất rừng đã hết thời hạn hợp đồng?

(QBDDT) - Vừa qua, Báo Quảng Bình nhận được đơn của ông Lê Chánh Hợp, ở thôn Tân Đa, xã Tân Thủy (Lệ Thủy) phản ánh về việc ông Trần Trung Kiên thuê đất của Hợp tác xã Tiền Phong (nay là Tổ hợp tác Tiền Phong), nhưng chưa thanh toán tiền theo hợp đồng. 

Phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ tư pháp cho các phạm nhân

(QBĐT) - Trại Tạm giam, Công an tỉnh vừa phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật, Hội Luật gia tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật và hỗ trợ tư pháp cho các phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại Trại Tạm giam, Công an tỉnh.

Xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm giao thông liên quan đến học sinh

(QBĐT) - Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh theo kế hoạch của Bộ Công an, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh...thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm (từ ngày 5-25/10/2024), Công an TP. Đồng Hới đã phát hiện và xử lý 205 trường hợp liên quan đến việc HS vi phạm TTATGT.