Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
(QBĐT) - Luật Hòa giải ở cơ sở đến nay đã bước sang năm thứ 11 triển khai vào thực tiễn. Trên địa bàn tỉnh, mạng lưới tổ hòa giải (THG), hòa giải viên (HGV) không ngừng được củng cố, kiện toàn và mở rộng. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng hòa giải các vụ việc ở cơ sở là HGV ngoài uy tín, năng lực đối với cộng đồng dân cư, cần phải nắm vững những kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật.
Chất lượng hòa giải ở cơ sở không ngừng nâng cao
Hiện tại, toàn tỉnh có 1.219 THG với 8.148 HGV. Về cơ cấu, các THG bảo đảm đúng số lượng và thành phần theo quy định, được củng cố, mở rộng khắp các bản, làng, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố và các cụm dân cư, thu hút nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia, như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và những người uy tín trong cộng đồng.
Qua 10 năm (2013-2023) thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, các THG, HGV tiếp nhận, tiến hành hòa giải 13.798 vụ việc và đã hòa giải thành 11.503 vụ việc, đạt tỷ lệ 83,4%.
Theo đánh giá từ Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh: Chất lượng hòa giải các vụ việc ở cơ sở nâng lên rõ rệt, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ hòa giải thành tăng lên, hỗ trợ đắc lực cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, làm giảm số lượng vụ việc chuyển cho tòa án hoặc chính quyền phân xử, tiết kiệm thời gian, kinh phí của cơ quan nhà nước và công dân.
![]() |
Hoạt động của các THG và HGV khẳng định vai trò rất quan trọng về công tác hòa giải ở cơ sở đối với việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân chấp hành pháp luật, nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn tổ dân phố và các cụm dân cư.
Ngoài những ưu thế sẵn có, đội ngũ HGV ở cơ sở vẫn còn một số hạn chế về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, khả năng cập nhật thông tin...; còn có tâm lý cho rằng việc hòa giải là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nên chưa nhiệt tình trong việc hòa giải. Trong quá trình hòa giải, HGV còn ngại va chạm, chưa mạnh dạn. Nhiều HGV ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào uy tín, kinh nghiệm sống và kiến thức hiểu biết xã hội mà chưa dựa trên quy định của pháp luật.
Một số địa phương chưa bảo đảm cơ cấu HGV nữ, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hòa giải, nhất là những vụ việc về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới... Vì thế, cần thiết phải chú trọng tập trung công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ HGV.
Tiếp tục chuẩn hóa kiến thức pháp luật
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Trương Quang Sáng cho biết: Song song với nhiệm vụ củng cố, kiện toàn, mở rộng mạng lưới THG, HGV ở cơ sở thì vấn đề tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ HGV luôn được Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và cơ quan thường trực là Sở Tư pháp thường xuyên quan tâm. Các hội nghị tập huấn kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ tập trung vào các đạo luật mới, tác động sâu rộng vào đời sống nhân dân.
Qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, các học viên nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về dân chủ ở cơ sở và kỹ năng hòa giải ở cơ sở, từ đó, thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật và có sự vận dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở. |
Từ năm 2023 đến tháng 8/2024, thực hiện đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ HGV ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025”, Sở Tư pháp đã tổ chức 20 lớp tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho