Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tư pháp

  • 09:47 | Thứ Tư, 12/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Sở Tư pháp luôn quan tâm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Qua đó, đáp ứng tốt yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC thuộc lĩnh vực Tư pháp.
 
Trước đây, các TTHC được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc công bố mới trong một lĩnh vực thường nằm ở nhiều quyết định riêng lẻ, như: Lĩnh vực luật sư, công chứng, hộ tịch. Một số thủ tục chưa đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản của một TTHC nhưng vẫn được quy định là TTHC, như các thủ tục công chứng: Di chúc, văn bản khai nhận di sản, hợp đồng ủy quyền, nhận lưu giữ di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản…
 
Phương thức tiếp nhận và giải quyết TTHC chưa phong phú, chủ yếu được tiếp nhận và giải quyết trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, sử dụng dịch vụ công mức độ 1, mức độ 2 và một số thủ tục ở mức độ 3, do đó, còn khó khăn trong việc theo dõi, quản lý. Đồng thời, chưa đáp ứng hiệu quả việc thông tin các TTHC đến người dân, doanh nghiệp...
 
Để khắc phục những hạn chế nói trên và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực Tư pháp, đáp ứng nhiệm vụ cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách TTHC, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử, thích ứng với điều kiện dịch Covid-19, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh việc rà soát các TTHC, tham mưu UBND tỉnh xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. 
Sở Tư pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách TTHC trong lĩnh vực Tư pháp.
Sở Tư pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách TTHC trong lĩnh vực Tư pháp.
Cụ thể, với mục đích hướng đến việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên môi trường mạng, Sở Tư pháp đã rà soát các TTHC thuộc lĩnh vực tham mưu quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để lựa chọn những thủ tục đủ điều kiện đưa vào cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
 
Trên cơ sở tham mưu, UBND tỉnh đã phê duyệt 4 quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với TTHC trong lĩnh vực hộ tịch và quốc tịch, 6 quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với TTHC trong lĩnh vực lý lịch tư pháp (LLTP), 6 quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các TTHC trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.
 
Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn phê duyệt 11 quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các TTHC trong lĩnh vực công chứng và thừa phát lại, 7 quy trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với các TTHC trong lĩnh vực luật sư và giám định tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh và Sở Tư pháp.
 
Ngoài ra, UBND tỉnh đã phê duyệt 12 quy trình dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực và nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, rà soát các TTHC hiện đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh với các TTHC mà Bộ Tư pháp công bố để đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
 
Nhằm kiểm soát các TTHC đã được UBND tỉnh công bố, Sở Tư pháp đã rà soát các TTHC thuộc lĩnh vực quản lý được đăng tải trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công tỉnh Quảng Bình để đề nghị đăng tải mới hoặc gỡ bỏ đối với những thủ tục đã được thay thế hoặc không còn áp dụng nhằm bảo đảm chuẩn hóa theo các TTHC đang có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh.
 
Đồng thời, để triển khai có hiệu quả Đề án phân cấp trong giải quyết TTHC, với mục đích rút ngắn khoảng cách giữa cơ quan hành chính Nhà nước các cấp với người dân, doanh nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết, tăng cường chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan quản lý; tăng tính chủ động của cơ quan giải quyết TTHC, Sở Tư pháp đã rà soát, đánh giá các TTHC cần thiết chỉ thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện hay có sự chia sẻ, phối hợp giữa các cấp, cơ quan liên quan để giải quyết hiệu quả. Từ đó, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành để đề xuất phương án phân cấp cơ quan giải quyết các TTHC theo ngành, lĩnh vực đối với các thủ tục thuộc phạm vi quản lý.
 
Trong giải quyết các TTHC, Sở Tư pháp luôn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như trong cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP), cập nhật thông tin LLTP; tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và cập nhật thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP phục vụ việc tra cứu về án tích; cập nhật thông tin ngăn chặn và đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng; chú trọng triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; tiếp tục duy trì việc rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết các TTHC, nâng tỷ lệ hồ sơ sớm và đúng hạn, hạn chế hồ sơ quá hạn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người dân và doanh nghiệp.
 
Năm 2021, Sở Tư pháp tiếp nhận 10.211 hồ sơ yêu cầu cấp phiếu LLTP (trong đó, tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính và hồ sơ trực tuyến 7.985 hồ sơ), đã cấp 10.034 phiếu LLTP (trong đó có 10.015 phiếu cấp trước và đúng hạn, đạt tỷ lệ 99,81%); tiếp nhận, kiểm tra, phân loại 4.740 thông tin LLTP; lập 850 bản LLTP và cập nhật 4.511 thông tin LLTP bổ sung vào cơ sở dữ liệu LLTP; giải quyết 42 TTHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, sớm và đúng hạn 100%.
 
Với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, Sở Tư pháp đã tham mưu thực hiện có hiệu quả việc cải cách TTHC, từ đó, tiết kiệm chi phí, thời gian của cá nhân, tổ chức, góp phần gỡ bỏ những rào cản về TTHC, tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận với các dịch vụ công và thực hiện các TTHC…
 
                                                                                                         Luật gia Hồng Luyến

tin liên quan

Tăng cường công tác xây dựng thể chế pháp luật

(QBĐT) - Thời gian qua, Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng thể chế pháp luật trên địa bàn. Nhờ đó, góp phần bảo đảm tính thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật; từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong tổ chức thi hành pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo...

Bắt quả tang 1 trường hợp tàng trữ ma túy trên địa bàn xã Trường Sơn

(QBĐT) - Ngày 10/1, Công an xã Trường Sơn (Quảng Ninh) và Đồn Biên phòng Làng Mô phối hợp đấu tranh, bắt quả tang Hồ Văn Băng (SN 1997, trú tại xã Ngân Thủy, Lệ Thủy) đang tàng trữ trái phép 18 viên ma túy tổng hợp. 

Công an huyện Quảng Ninh bắt quả tang 2 đối tượng khai thác cát lòng sông trái phép

(QBĐT) - Vào khoảng 5h, ngày 10/01/2022 tại khu vực ngã ba sông Nhật Lệ, thuộc địa phận thôn Bắc Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tổ công tác Công an xã Hiền Ninh tiến hành tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Đức Thiện (SN 1981, trú tại thôn Phú Lộc, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) đang có hành vi khai thác cát lòng sông trái phép với khối lượng 5m3.