Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

  • 10:04 | Thứ Sáu, 20/09/2024
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
 
Trong đó, Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai gồm: Dự án đầu tư có sử dụng đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 126 của Luật Đất đai; Dự án đầu tư có sử dụng đất quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 126 của Luật Đất đai.
 
Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại khoản 1, Điều 35 của Luật Đấu thầu: Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất; chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đánh giá hồ sơ dự thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
 
Đối với dự án yêu cầu công trình kiến trúc có giá trị theo quy định của pháp luật về kiến trúc, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ quy định tại khoản 2, Điều 35, của Luật Đấu thầu: Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất; chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. 
 Nhà thầu thi công cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn đoạn qua huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Nhà thầu thi công cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn đoạn qua huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Đối với dự án có yêu cầu đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, địa phương nhưng chưa xác định được cụ thể tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường, áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ quy định tại khoản 3, Điều 35 của Luật Đấu thầu: Công bố dự án đầu tư có sử dụng đất; chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một; chuẩn bị, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn hai; đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai; trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
 
Nghị định số 115/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi. Cụ thể, nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu. Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ, thực hiện hoạt động công nghệ cao đối với các công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.
 
Khi tham dự thầu, nhà đầu tư phải nộp các tài liệu chứng minh giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất, quyền sử dụng hợp pháp công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, pháp luật khác có liên quan để được hưởng ưu đãi.
 
Nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi trên được lựa chọn ký kết hợp đồng phải thực hiện theo đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất.
Theo TTXVN/Báo Tin tức

tin liên quan

Xây dựng "lá chắn xanh" ven biển

(QBĐT) - Những năm gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, tỉnh Quảng Bình luôn chú trọng triển khai thực hiện các chương trình, dự án nhằm phục hồi các diện tích rừng, trong đó có rừng ven biển. 

Nâng tầm mít ruột đỏ

(QBĐT) - Dù chỉ mới du nhập một thời gian ngắn, nhưng với hương vị thơm ngọt và chất lượng vượt trội, mít ruột đỏ đã trở thành nông sản nổi tiếng của thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch).

"Khoanh vùng" để ngăn chặn xâm hại rừng trái phép

(QBĐT) - Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý, bảo vệ rừng và sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả, bền vững...