Đóng cửa tạm thời Cảng Hàng không Đồng Hới từ 22 giờ ngày 27/9

  • 15:06 | Thứ Ba, 27/09/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Thông tin từ Cảng Hàng không Đồng Hới cho biết, đơn vị sẽ thực hiện đóng cửa tạm thời trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày 27/9 đến 20 giờ ngày 28/9/2022 do ảnh hưởng của bão số 4 (bão Noru).
Cảng Hàng không Đồng Hới sẽ đóng cửa tạm thời trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày 27/9 đến 20 giờ ngày 28/9/2022.
Cảng Hàng không Đồng Hới sẽ đóng cửa tạm thời trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày 27/9 đến 20 giờ ngày 28/9/2022.
Theo thống kê, có 10 sân bay khu vực miền Trung, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sẽ không đón máy bay trong hai ngày 27 và 28/9/2022. Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng sẽ phải hủy tổng cộng 148 chuyến bay/14.000 hành khách đi, đến 10 sân bay nói trên. 
 
Hành khách trên các chuyến bay bị ảnh hưởng do bão Noru sẽ được các hãng hỗ trợ theo quy định và chuyển đổi miễn phí sang chuyến bay khác cùng hành trình.
Nhiều chuyến bay đi, đến các sân bay phải hủy do ảnh hưởng bão Noru.
Nhiều chuyến bay đi, đến các sân bay phải hủy do ảnh hưởng bão Noru.
Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách cần theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết và thông tin ảnh hưởng của bão để chủ động đến sân bay kịp thời gian sau khi các cảng hàng không mở cửa trở lại.
 
Tùy Phong

tin liên quan

Người nông dân và cơ hội làm giàu

(QBĐT) - Mặc dù số tiền vay tín dụng chính sách xã hội (CSXH) dành cho hộ nghèo không lớn, nhưng với sự đầu tư khôn khéo của người dân, nguồn vốn này đã phát huy tác dụng và trở thành điểm tựa để họ vươn lên thoát nghèo. Từ nguồn vốn tín dụng CSXH, cơ hội làm giàu của người nghèo trở nên dễ dàng hơn.
 

Thu nhập ổn định từ nghề sản xuất nước mắm truyền thống

(QBĐT) - Với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống của cha ông để lại, gia đình bà Cao Thị Nịnh ở xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Tín dụng chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển

(QBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã được đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Với lãi suất ưu đãi, nguồn vốn tín dụng đã thu hút người dân vay vốn để đầu tư phát triển các mô hình nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực.