Nông dân Lệ Thủy: Linh hoạt trong chăn nuôi, vượt khó mùa dịch

  • 14:06 | Thứ Tư, 26/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân huyện Lệ Thủy nỗ lực vượt khó với nhiều cách làm sáng tạo để giảm bớt chi phí đầu vào, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị nông sản.

Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Thúy ở thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy (Lệ Thủy) nuôi khoảng 80 con lợn, gần 8.000 con gà...., thu lãi khoảng 350 triệu đồng/năm. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi đầu ra sản phẩm lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của gia đình.

“Trong cái khó ló cái khôn”, bà Thúy đã sáng tạo, linh hoạt trong việc chế biến thức ăn cho vật nuôi để giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi. Bà Thúy cho biết: “Không chỉ giảm số lượng đàn, để tiết kiệm chi phí tối đa, gia đình tôi đã chuyển sang mua cá rô, trộn với bắp cho vật nuôi ăn, giúp gia đình tiết kiệm được một khoản lớn”.

Anh Võ Văn Sang, ở thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy được biết đến là một trong những người đầu tiên nuôi cá chình thành công của huyện Lệ Thủy. Những năm vừa qua, mô hình này đã thu lãi về cho anh Sang hơn 100 triệu đồng/năm. Thế nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt, anh Sang đã linh hoạt chuyển qua nuôi giun quế làm thức ăn cho cá chình thay vì thức ăn công nghiệp, vừa bảo đảm nguồn thức ăn cho cá, vừa tiết kiệm chi phí.

Anh Sang chia sẻ: “Mặc dù mi năm tôi đều liên kết với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để có giá thành tốt nhất, thế nhưng hiện do giá thức ăn công nghiệp tăng cao, nên lợi nhuận chẳng đáng là bao. Vì vậy, tôi đã thích ứng bằng cách chuyển đổi từ thức ăn công nghiệp sang hướng hữu cơ, vừa giảm tối đa chi phí đầu vào, vừa tạo nguồn nông sản sạch, an toàn”.

Thay vì dùng thức ăn công nghiệp, gia đình anh Sang đã sử dụng giun quế, cỏ… cho cá ăn để giảm chi phí sản xuất
Thay vì dùng thức ăn công nghiệp, gia đình anh Sang đã sử dụng giun quế, cỏ… cho cá ăn để giảm chi phí sản xuất

Không chỉ riêng gia đình bà Thúy, anh Sang, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy cũng linh động áp dụng nhiều giải pháp thích nghi với tình hình của dịch bệnh, ưu tiên tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn từ tự nhiên và trồng thêm các loại, như: Cỏ, chuối, bắp... Nhờ vậy, nông dân đã chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, chi phí đầu vào cũng giảm một cách đáng kể. Bên cạnh đó, một số hộ cũng đã chuyển đổi sang nuôi các giống vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế và thị trường tiêu thụ.

Tại xã Ngư Thủy (Lệ Thủy)mô hình nuôi ếch của anh Hoàng Văn Vinh hiện đang có 12.000 con ếch đang chờ xuất bán nhưng không tìm được đầu ra. Anh Vinh đã mạnh dạn thử nghiệm bán hàng trên mạng xã hội, nhờ đó, rút ngắn khoảng cách giữa người bán và người mua, góp phần mở lối cho việc kinh doanh tưởng đã đi vào ngõ cụt.

Anh Hoàng Văn Vinh chia sẻ: “Khó khăn đi lại cho thương lái trong mùa dịch dẫn tới việc chăn nuôi gặp nhiều trở ngại, chi phí thức ăn tăng cao, thêm công chăm sóc mà khả năng rủi ro vẫn cao. Tôi đã chủ động liên hệ bán cho thương lái nhỏ lẻ địa phương. Ngoài ra, tôi còn đăng bài lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để tiếp cận với nhiều thị trường trong cả nước. Sau khi đăng, có nhiều khách hàng và thương lái điện và hỏi thăm về số lượng, cách thức vận chuyển, sau đó tôi tiếp cận và giao hàng tận nơi cho họ”.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lệ Thủy cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con, vì vậy, Hội Nông dân huyện  cũng đã tích cực hỗ trợ nông dân với nhiều giải pháp, như: Tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đối với từng khu vực; khuyến khích bà con nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, nhằm bảo vệ môi trường, an toàn trong lúc tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp...”.

Mỹ Hạnh

 

tin liên quan

"Lộc biển" cuối năm

(QBĐT) - Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân trong tỉnh vươn khơi đón "lộc biển". Niềm vui của ngư dân là những khoang tàu đầy ắp cá tôm, báo hiệu một cái Tết no ấm, đủ đầy.

Quảng Ninh: Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

(QBĐT) - Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Quảng Ninh đã triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng đến với người dân. Nhờ nguồn vốn vay này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, góp phần tạo việc làm cho các lao động địa phương.

Để sản phẩm OCOP "thăng hạng" dịp Tết

(QBĐT) - Với nhiều chủ thể OCOP, vụ Tết cũng là thời điểm để đánh giá thị trường, kiểm tra chất lượng nhân lực và thăm dò các thị trường tiềm năng cũng như sẵn sàng cho những sản phẩm mới, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng.