Từ năm 2021-2025, Quảng Bình phấn đấu có 11.000 doanh nghiệp duy trì hoạt động

  • 14:46 | Thứ Năm, 02/12/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube

(QBĐT) - Trong 5 năm qua (2016 - 2020), Quảng Bình đã có nhiều cơ chế, chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho nhiều thành phần kinh tế trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn do tác động của thiên tai, dịch bệnh nhưng các đơn vị hành chính liên quan trong tỉnh đã song hành cùng doanh nghiệp để đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thành lập.

Các địa phương đã thực hiện quyết liệt việc hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; khuyến khích đa dạng nhiều loại hình doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, do đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Toàn tỉnh có khoảng 3.000 doanh nghiệp được thành lập, đưa tổng số doanh nghiệp đến hết năm 2020 có 7.020 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 81.800 tỷ đồng. Đặc biệt, tỉnh cũng đẩy mạnh chỉ đạo công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng kế hoạch.

Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp có quy mô nhỏ và quy mô lớn bền chặt, cùng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thị trường
Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp có quy mô nhỏ và quy mô lớn bền chặt, cùng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thị trường
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, thời gian tới, toàn tỉnh tiếp tục tập trung phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng gắn với nền tảng công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực tiên tiến... Phấn đấu từ năm 2021-2025, toàn tỉnh có 11.000 doanh nghiệp.
 
Cùng với đó, tỉnh cũng khuyến khích đa dạng các loại hình doanh nghiệp, nhất là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; phát triển hệ thống doanh nghiệp bảo đảm sự tương tác, hỗ trợ giữa các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế: Sản xuất - thương mại, kế toán - tài chính, tư vấn pháp lý và các lĩnh vực khác...; tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp có quy mô nhỏ và quy mô lớn bền chặt, cùng tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thị trường; thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa; đồng thời tiếp tục sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo đúng kế hoạch.
 
Hiền Phương

tin liên quan

Nhìn lại 5 năm thực hiện Pháp lệnh Quản lý thị trường

(QBĐT) - Pháp lệnh Quản lý thị trường (QLTT) được Quốc hội thông qua năm 2016 là cơ sở pháp lý vững chắc của QLTT, khẳng định vai trò của lực lượng QLTT đối với công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại.

Giải pháp phục hồi kinh tế ngắn hạn phải đặt trong tổng thể dài hạn

Sáng 30-11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Nhóm chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính, tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo chuyển biến trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(QBĐT) - Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng lĩnh vực quản lý đất đai đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT), các đơn vị, địa phương quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện. Qua đó, từng bước tháo gỡ những vướng mắc, nhất là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân.