Lệ Thủy: Gieo trồng trên 1000ha rau màu vụ đông-xuân

  • 07:43 | Thứ Tư, 24/11/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Hiện nay, bà con nông dân huyện Lệ Thủy đang tích cực khẩn trương xuống giống rau màu vụ đông-xuân 2021-2022.
 
Nông dân huyện Lệ Thủy gieo trồng các loại cây rau màu vụ đông-xuân 2021-2022.
Nông dân huyện Lệ Thủy gieo trồng các loại cây rau màu vụ đông-xuân 2021-2022.
Những ngày này, người dân tại các xã thuộc vùng chuyên canh rau màu của huyện Lệ Thủy, như: Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy đang làm đất, lên luống, tiến hành gieo trồng các loại cây rau màu phục vụ thị trường tiêu thụ và Tết Nguyên đán 2022.
 
Theo kế hoạch, vụ đông-xuân năm nay, toàn huyện gieo trồng trên 1.000ha rau các loại. Việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp với ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng năng suất cao vào sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với trồng mới, nông dân các địa phương cũng đang tập trung chăm sóc những diện tích đã xuống giống để cây trồng phát triển tốt.
 
 Thanh Hằng
(Đài TT-TH Lệ Thủy)
 

tin liên quan

Tổ chức nhiều hoạt động chào đón năm mới 2022

(QBĐT) - Thực hiện chương trình du lịch và các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút khách du lịch năm 2021, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Chào đón năm mới 2022.

Tuyên Hóa: Hướng dẫn nông dân phòng, chống đói, rét cho vật nuôi

(QBĐT) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa rét có thể kéo dài trong thời gian tới, UBND huyện Tuyên Hóa đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
 

Lưu giữ bài thuốc cổ truyền

(QBĐT) - Với nguồn dược liệu phong phú mà thiên nhiên ban tặng, đồng bào dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình đã tạo ra nhiều bài thuốc nam quý được lưu truyền qua bao thế hệ. Tuy nhiên, trước thực trạng y học cổ truyền đang dần bị "phai nhạt", những người trẻ không còn "mặn mà" với việc theo nghề làm thuốc nam của cha ông để lại, ông Đinh Tự Trọng (thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa), người con của đồng bào dân tộc Chứt đã quyết định đầu tư phát triển những bài thuốc này thành các sản phẩm đặc trưng riêng có của quê hương.