Doanh nghiệp may mặc vượt khó phục hồi sản xuất

  • 14:15 | Thứ Hai, 25/10/2021
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang được kiểm soát, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chuyển sang hoạt động trong điều kiện mới, trong đó, lĩnh vực sản xuất may mặc đã đạt 90% công suất so với trước dịch. Đây là tín hiệu tích cực góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2021.
 
Khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, các doanh nghiệp sản xuất trang phục ở Quảng Bình gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh do thiếu nguyên liệu sản xuất, nhiều đơn hàng đã hoàn thành nhưng không xuất khẩu được do thị trường Mỹ, EU đóng cửa, ảnh hưởng rất lớn về doanh thu và việc chi trả lương cho người lao động…
 
Từ đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát tốt hơn, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó chủ động kết nối với các đối tác truyền thống để tiếp tục ký kết hợp đồng sản xuất.
 
Tuy nhiên, cuối tháng 8-2021, khi nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Để duy trì đơn hàng đã ký kết, không “đứt gãy” chuỗi sản xuất, đồng thời giữ được việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, từ giữa tháng 9, các doanh nghiệp sản xuất trang phục đã nỗ lực để công nhân quay trở lại sản xuất theo phương án "3 tại chỗ". Đ
 
ến nay, các doanh nghiệp có quy mô lớn đi vào sản xuất tương đối ổn định, công suất đạt trên 90% so với trước dịch. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ (dưới 100 lao động) hiện sản xuất đạt công suất gần 85%.
 
Các doanh nghiệp may mặc đã phục hồi trên 90% công suất so với thời điểm trước dịch bệnh.
Các doanh nghiệp may mặc đã phục hồi trên 90% công suất so với thời điểm trước dịch bệnh.
Ông Võ Xuân Trung, Giám đốc Xí nghiệp may Hà Quảng cho biết: "Hiện nay, hoạt động sản xuất của xí nghiệp đã trở lại bình thường, sản xuất đạt trên 90% công suất so với thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, trong tháng 9, xí nghiệp phải tạm nghỉ nhiều ngày để phòng, chống dịch, nhiều đơn hàng đã bị chuyển đi nơi khác nên xí nghiệp đang gặp phải tình trạng thiếu đơn hàng… Dự kiến từ giữa tháng 11 năm nay, nguồn hàng hóa sẽ bắt đầu phục hồi. Hiện xí nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất và có nhu cầu tuyển thêm 1.000 lao động mới, nâng tổng số lao động lên 2.000 người. Đặc biệt, đón “làn sóng” lao động từ các tỉnh miền Nam về quê, xí nghiệp đang làm việc với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tuyển dụng những người có tay nghề trong lĩnh vực may mặc".
 
Ngoài ra, xí nghiệp đang thực hiện "1 cung đường 2 điểm đến", chấp hành nghiêm ngặt khuyến cáo "5K" trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, tiêm vắc-xin 100% cho lao động…
 
Công ty TNHH S&D Quảng Bình cũng đã bắt nhịp với tình hình sản xuất mới, hiện công ty đã huy động toàn bộ công nhân trở lại làm việc, sản xuất đạt trên 95% công suất so với trước dịch. Bên cạnh việc phục hồi sản xuất, công ty còn tuyển thêm lao động, phát động thi đua sản xuất và nhập nguồn nguyên liệu với số lượng lớn dự trữ trong kho nhằm tăng năng suất lao động, đáp ứng đủ số lượng đơn hàng xuất khẩu.
 
Theo ông Hồ Nhật Bình, Trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công thương), toàn tỉnh có 35 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, giải quyết việc cho hơn 5.500 lao động và đây là nhóm hàng có tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh. Sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất trang phục  góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
 
Dự báo, thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vì vậy, cần chủ động tìm kiếm các đơn hàng, mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sẵn sàng phương án sản xuất khi có dịch bệnh xảy ra. Bên cạnh đó, cần bảo đảm an toàn về phòng, chống dịch Covid-19; phối hợp với các địa phương để tuyển dụng lao động và đào tạo lao động nhằm phát huy tốt các dây chuyền sản xuất hiện có.
 
Sở Công thương sẽ tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi, phát triển sản xuất gắn với việc bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch.
 
T.Hoa

tin liên quan

Nông sản trong mùa dịch - Bài 2: Kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản

(QBĐT) - Bằng nhiều giải pháp kịp thời, ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Không để lỡ "vé thông hành" chỉ dẫn địa lý

(QBĐT) - Được biết, Quảng Bình hiện đang dự định xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chuỗi các sản phẩm gắn với phát triển du lịch (như: Sâm Bố Chính, khoai deo, nước mắm…) với kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn cho nông sản bản địa. Kỳ vọng, tương lai không xa, nông sản tỉnh nhà sẽ có được "vé thông hành" để ra biển lớn.

Tập trung 11 nhóm vấn đề trong sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản

Trong bối cảnh COVID-19, hai nước đã thống nhất bổ sung 3 nhóm vấn đề mới về: công nghiệp hỗ trợ; đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao.