.

Phát triển cây dược liệu trên vùng gò đồi

.
08:29, Thứ Ba, 19/02/2019 (GMT+7)

(QBĐT) - Hiện nay, cây dược liệu đang là hướng lựa chọn mới, mở ra nhiều hy vọng trong phát triển kinh tế, giúp bà con nông dân vươn lên xóa đói giảm nghèo tại vùng gò đồi của tỉnh. Qua kết quả khảo sát thực tế của Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là cây trồng cho giá trị kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác (cao gấp từ 4-6 lần so với cây ngô và gấp 1-2 lần so với cây keo).

Cây đinh lăng là một trong những cây dược liệu được người Quảng Bình trồng phổ biến nhất
Đinh lăng là một trong những cây dược liệu được người dân trồng phổ biến nhất.

Đi đầu trong chương trình phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh phải kể đến là huyện Bố Trạch. Trước đây, quy mô trồng dược liệu ở Bố Trạch còn nhỏ lẻ, chủ yếu là các cây dược liệu ngắn ngày có giá trị kinh tế thấp. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên địa bàn huyện Bố Trạch đã được mở rộng với nhiều chủng loại cây có giá trị kinh tế cao. 

Hiện, toàn huyện có gần 50ha trồng cây dược liệu, tăng 34ha so với năm 2015. Phần lớn diện tích trồng cây dược liệu đều có liên kết và hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Thu nhập của các hộ tham gia trồng cây dược liệu đạt trung bình trên 70 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ trồng cây Kim tiền thảo mà mỗi năm người dân Quảng Bình có thu nhập cao hơn trồng các loại cây rau màu
Nhờ trồng cây Kim tiền thảo mà mỗi năm người dân có thu nhập cao hơn các loại cây rau màu.

Dược liệu là cây trồng phù hợp với vùng đất gò đồi, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ khá rộng mở.

Kết quả thực tế từ những mô hình trồng dược liệu ban đầu đã mở ra tiềm năng, cơ hội cho người nông dân nâng cao thu nhập, làm giàu khi nhân rộng, phát triển trên vùng đất gò đồi.

Hiền Phương

 

,