.

Triển vọng từ cây gấc

.
08:13, Thứ Ba, 04/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Cách đây 7-8 năm, cây gấc đã được người dân huyện Lệ Thủy đưa vào trồng. Thời gian gần đây, nhằm mục tiêu đa dạng hóa giống cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu…, nông dân các xã vùng gò đồi, miền núi, như: Trường Thủy, Văn Thủy, Phú Thủy, Mai Thủy, Thái Thủy…, đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng gấc.

Điển hình là mô hình kinh tế VCAR của ông Lê Công Lập, ở xã Trường Thủy. Ngoài 7 ha rừng cao su và cây lâm nghiệp thương phẩm, ông Lập có mảnh vườn rộng gần 1 ha.  Trước đây, ông trồng tiêu, cây ăn quả và đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò, lợn.

Từ phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông đã mạnh dạn chuyển đổi 1.000 m2 đất trồng tiêu kém hiệu quả sang trồng 30 gốc gấc mua từ Viện Cây ăn quả miền Nam.

Sau một thời gian chăm sóc, ông nhận thấy, gấc là cây dễ trồng, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thích nghi với loại đất gò đồi cao ráo, dễ thoát nước. Đặc biệt, gấc có thể trồng xen với vườn cây ăn quả hay trên bờ ao, một bên chuồng trại. Chính nhờ vậy, đến nay, ông đã nhân được giống để gia đình trồng và bán cho những nông hộ có nhu cầu.

Ông cho biết, gấc được trồng xen trong vườn cây ăn quả, giàn làm bằng lưới thép B40, trụ ximăng. Những nơi có cây, ông còn tận dụng cây làm trụ để giăng lưới. Dưới ao, ông nuôi vịt và cá; trong vườn, ông thả gà chọi lai. Nhờ gấc bò phủ trên ao, trên vườn tạo bóng mát nên cá và vật nuôi lớn rất nhanh.

Theo ông, nếu trồng đúng kỹ thuật, chỉ sau 3 tháng, gấc sẽ trổ bông và bắt đầu thu hoạch trái từ tháng thứ 6, liên tiếp 3-4 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng. Sau đó, người trồng bắt đầu cắt dây, tưới nước, bón thêm đạm NPK và phân bò, phân lợn hoai mục có sẵn tại vườn, dây sẽ tiếp tục đâm chồi, mọc nhánh và ra hoa.

Cứ thế, bà con thu hoạch kéo dài từ  5 đến 6 năm mới trồng lại. Theo tính toán của ông Lập, mỗi gốc gấc trồng đạt yêu cầu sẽ cho 50-80 trái/ năm, bán với giá 8.000đ-10.000đ/kg. Riêng gia đình ông trồng 70 gốc, thu lãi mỗi năm trên 50 triệu đồng, đó là chưa kể nguồn thu từ bán cây gấc giống, tiền bán gà, cá, vịt …

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Lệ Thủy cho biết, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao giá trị và phát triển bền vững, từ hiệu quả cây gấc trên địa bàn xã Trường Thủy nói riêng và vùng đất gò đồi của huyện Lệ Thủy nói chung, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương sẽ tạo mọi điều kiện về đất đai, vay vốn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân mở rộng diện tích, xây dựng vườn gấc kết hợp mô hình VAC, vườn hộ kiểu mẫu… theo hướng hàng hóa.

Đồng thời, huyện nỗ lực làm tốt khâu tìm hiểu, kết nối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến để trái gấc trên đất Lệ Thủy ngày càng phát triển và có đầu ra ổn định…

Trọng Hiểu
 

,
  • Lệ Thủy: Chú trọng mô hình điểm trong xây dựng nông thôn mới

    (QBĐT) - Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy đã chú trọng xây dựng các mô hình điểm, trong đó, lấy khu dân cư (KDC) làm trọng tâm để triển khai cuộc vận động.

    04/12/2018
    .
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ

    (QBĐT) - Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đang được các ngành, địa phương và nhân dân đặc biệt quan tâm, do đó, để bảo đảm ATTP tại các cơ sở giết mổ (CSGM), nhất là cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ (CSGMNL), ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang tăng cường các biện pháp tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra và giám sát.

    04/12/2018
    .
  • Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt trên 11.000 tỷ đồng

    (QBĐT) - Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 11.434,1 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch và tăng 8,1% (kế hoạch tăng 8,5%) so với cùng kỳ.

    03/12/2018
    .
  • Hồ A Lai làm kinh tế giỏi

    (QBĐT) - Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, anh Hồ A Lai, ở bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy đã từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện, anh đang phát triển mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng với tổng diện tích 50ha.

    03/12/2018
    .
  • Đa dạng hóa đặc sản địa phương với cây ổi Đài Loan

    (QBĐT) - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, năm 2017, vợ chồng anh Phan Thanh Quyến và chị Phan Thị Lương ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh là người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan ít hạt về trồng thử nghiệm. Đến nay, cây ổi mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

    03/12/2018
    .
  • Làm giàu từ trồng nấm

    (QBĐT) - Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, chị Phan Thị Quyên, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Lộc Hạ, xã An Thủy, Lệ Thủy đã cùng chồng biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực khi mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    02/12/2018
    .
  • Quảng Trạch: Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

    (QBĐT) - Cùng với việc triển khai các nội dung trọng điểm nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, huyện Quảng Trạch còn chú trọng hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

    02/12/2018
    .
  • Đoàn kết, sáng tạo cán đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Cùng với xã Vạn Ninh, Gia Ninh là địa phương thứ hai của huyện Quảng Ninh đăng ký về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian qua, Gia Ninh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Và đến thời điểm này, Gia Ninh cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí.

    01/12/2018
    .