.

Khởi sắc du lịch Đồng Hới

.
07:52, Thứ Năm, 06/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của TP. Đồng Hới, du lịch được xác định là ngành có vai trò quan trọng. Vì vậy, Thành ủy Đồng Hới đã ban hành Chương trình hành động số 05 về đẩy mạnh phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Đồng Hới phấn đấu đến năm 2020, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu, phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong cơ cấu khu vực dịch vụ và tăng trưởng của thành phố…

Trao đổi với ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch UBND TP. Đồng Hới được biết, khi chương trình hành động phát triển du lịch bắt đầu triển khai thực hiện thì sự cố ô nhiễm môi trường biển xảy ra. Chính nguyên nhân này đã làm cho ngành du lịch thành phố ngưng trệ, lượng khách du lịch, doanh thu dịch vụ thương mại sụt giảm nghiêm trọng.

Trước những khó khăn và thách thức đó, thành phố nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ của các sở, ngành, nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch và đặc biệt thành phố cũng đưa ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành du lịch. Nhờ đó, đến nay, ngành du lịch thành phố đã đạt được những kết quả tích cực và đang dần trở lại là điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Minh chứng rõ nét, năm 2016, lượng khách du lịch đến thành phố chỉ đạt 816.600 lượt người thì năm 2018 lượng khách du lịch dự ước đạt gần 1,27 triệu lượt người, tăng 19,2% so với năm 2017. Doanh thu về du lịch từ 683 tỷ đồng (năm 2016) thì đến nay ước đạt trên 932 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2017.

Tuần văn hóa- du lịch Đồng Hới với các lễ hội truyền thống đã tạo điểm nhấn, ấn tượng đối với du khách
Tuần văn hóa- du lịch Đồng Hới với các lễ hội truyền thống đã tạo điểm nhấn, ấn tượng đối với du khách

Trước hết, công tác quản lý nhà nước về du lịch được thành phố tăng cường và không ngừng đổi mới, nhất là xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành các chính sách quản lý, các quy chế, kế hoạch, đề án… Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố quy hoạch xây dựng các khu du lịch nội thành, khu du lịch phía tây và quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, như: khu Khe Chuối (Quang Phú), bãi tắm Bảo Ninh 2, sân golf Bảo Ninh…

Cùng với đó, thành phố tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy tối đa tính xã hội hóa trong huy động các nguồn vốn của thành phần kinh tế tư nhân và sử dụng hiệu quả vốn ngân sách trong vai trò “vốn mồi” để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Công tác đầu tư hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin và hạ tầng du lịch cũng tập trung vào những hạng mục trọng yếu, cấp bách.

Cụ thể, những bãi tắm Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú… được nâng cấp, mở rộng; các tuyến đường chính, giao thông quy mô nhỏ, vỉa hè, biển báo giao thông, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước được hoàn hiện; hệ thống cây xanh, bồn hoa, công viên được trồng mới, chăm sóc…

Thành phố quan tâm, tạo điều kiện và mời gọi có chọn lọc các nhà đầu tư lớn để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch một cách đồng bộ, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng, các điểm dịch vụ mua sắm giải trí.

Hiện Đồng Hới có trên 725 nhà hàng (tăng 40 nhà hàng so với năm 2015), trong đó có nhiều địa điểm ẩm thực nổi tiếng, như: Everland, ven sông Nhật Lệ, dọc đường Trương Pháp, khu vực Quảng trường biển Bảo Ninh…; có gần 200 cơ sở lưu trú trên 5.000 phòng với tổng số khoảng 9.000 giường, trong đó 14 khách sạn đạt 3 sao trở lên.

Thời gian qua, ngành du lịch thành phố thực hiện thường xuyên công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực du lịch gắn với nhu cầu của xã hội và đơn vị sử dụng lao động du lịch. Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được đẩy mạnh với nhiều hình thức phù hợp theo từng nhóm ngành nghề, đối tượng.

Ông Nguyễn Hữu Đắc, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố cho biết, từ năm 2016 đến nay, thành phố phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề phục vụ phát triển du lịch cho gần 400 lao động với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của đơn vị.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả các sản phẩm du lịch, thành phố phát triển đa dạng các hoạt động, loại hình dịch vụ phục vụ du khách nhằm kích thích chi tiêu, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thành phố đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng nhiều cơ sở lưu trú kết hợp nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực ở khu vực các bãi tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú.

Bên cạnh đó, thông qua Tuần văn hóa-du lịch Đồng Hới hàng năm, các lễ hội truyền thống đã được thành phố đầu tư khôi phục và phát triển đã tạo điểm nhấn, ấn tượng đối với du khách, như: đua thuyền truyền thống trên sông, cầu ngư, múa bông chèo cạn, bài chòi...

Đặc biệt, với việc cấp phép thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ xe ô tô điện  cho 4 doanh nghiệp với số lượng 80 đầu xe, thành phố đã đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, mua sắm, vui chơi, giải trí trên địa bàn của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cùng với việc phát huy vai trò là “nơi ăn chốn ở” chất lượng cao của tỉnh, Đồng Hới chú trọng khai thác các tiềm năng về dịch vụ vui chơi giải trí và các loại hình bổ trợ du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, như: trải nghiệm trượt cát, mô tô nước, dù lượn…

Đồng thời, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được thành phố tăng cường bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, mảnh đất, con người, nét văn hóa và tiềm năng du lịch của Đồng Hới có dịp được quảng bá với du khách; giới thiệu các điểm du lịch, các công trình, dự án đã được quy hoạch ưu tiên đầu tư; cung cấp các thông tin, chính sách ưu tiên phát triển du lịch nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư…

Mặt khác, công tác bảo đảm về an ninh, trật tự và an toàn cho du khách tiếp tục được giữ vững, góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện cho thành phố.

Ông Hoàng Đình Thắng khẳng định, mục tiêu đến năm 2020, thành phố phấn đấu đón khoảng 2 triệu lượt khách, thời gian lưu trú của khách đạt 1,5-2 ngày/lượt khách. Ngành du lịch thành phố xác định 3 hướng phát triển du lịch, gồm: phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề và phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo.

Để đạt được mục tiêu “…xây dựng Đồng Hới giàu đẹp, văn minh, phấn đấu trở thành phố du lịch” như nghị quyết Đại hội Đảng bộ đã đề ra, địa phương đang tiếp tục lên kế hoạch trung hạn, dài hạn, tìm nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng để phục vụ dân sinh và phát triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch; xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch; triển khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh miền Trung…

Thùy Lâm
 

,
  • Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách

    (QBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Bình, trong 11 tháng năm 2018, doanh số cho vay đạt 1.155 tỷ đồng với 34.301 lượt hộ vay, tăng 43% số lượt hộ vay và tăng 50% số tiền so cùng kỳ.

    05/12/2018
    .
  • Quảng Bình đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước

    (QBĐT) - Trước khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh có 9 DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND tỉnh quản lý.

    05/12/2018
    .
  • Quảng Trạch: Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định

    (QBĐT) - Nhờ thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, chủ động triển khai tiêm phòng vắc xin, thời gian qua, trên địa bàn huyện Quảng Trạch, dịch bệnh ít xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Ngành chăn nuôi có bước phát triển ổn định.

    05/12/2018
    .
  • Minh Hóa: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại

    (QBĐT) - Những năm gần đây, huyện Minh Hóa thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng tổng đàn, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại.

    05/12/2018
    .
  • Bố Trạch: Giải quyết việc làm từ vốn vay tín dụng ưu đãi

    (QBĐT) - Với phương châm "3 đúng" (đúng quy định, đúng quy trình nghiệp vụ, đúng đối tượng thụ hưởng), nhiều năm liên tục, PGD NHSXH huyện Bố Trạch đã triển khai hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm, giúp nhiều hộ dân có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

    05/12/2018
    .
  • Quảng Ninh: Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

    (QBĐT) - Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, huyện Quảng Ninh đã thông qua một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các xã miền núi, biên giới.

     

    05/12/2018
    .
  • Lệ Thủy: 1.654ha cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm

    (QBĐT) - Những năm qua, Lệ Thủy luôn chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho người dân. Năm 2018, toàn huyện có 1.654 ha cho giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

    05/12/2018
    .
  • Cục Thuế tỉnh: Đối thoại doanh nghiệp và tuyên dương người nộp thuế

    (QBĐT) - Để kịp thời cập nhật chính sách mới về thuế, đồng thời góp phần tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, ngày 4-12, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp lần 2 năm 2018 và tuyên dương người nộp thuế hoàn thành tốt nghĩa vụ ngân sách năm 2017.

    05/12/2018
    .