.

Hồ A Lai làm kinh tế giỏi

.
08:20, Thứ Hai, 03/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, anh Hồ A Lai, ở bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy đã từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Hiện, anh đang phát triển mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng với tổng diện tích 50ha.

Hồ A Lai sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đông anh em ở tỉnh Quảng Trị. Ngày đó, do quê nghèo khó lại thiếu đất sản xuất nên một số anh em trong gia đình bàn nhau về xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy định cư.

Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, bản Cồn Cùng ở xã biên giới Kim Thủy còn rất hoang vu, rừng rậm bao phủ khắp nơi, giao thông đi lại khó khăn nhưng lại thuận lợi là có đất sản xuất rộng lớn và nguồn nước để phát triển kinh tế.

Để có cái ăn trước mắt, anh đã mạnh dạn khai hoang vùng đất gần 2ha để trồng lúa nước. Hồ A Lai kể: “Ngày đó, thấy tôi trồng lúa nước, đồng bào ở đây ai cũng cười, thậm chí họ không biết tôi trồng cây gì. Vụ lúa nước đầu tiên đã cho cuộc sống gia đình tôi khấm khá hẳn lên, không còn lo cái đói hàng ngày nữa. Thấy vậy, nhiều bà con trong bản đã học tập cách trồng lúa nước”.

Mô hình trang trại của anh Hồ A Lai nhìn từ trên cao.
Mô hình trang trại của anh Hồ A Lai nhìn từ trên cao.

Ngoài trồng lúa, anh còn phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà nên thu nhập gia đình cũng ngày càng ổn định. Năm 1992, anh vào miền Nam học được cách ươm cây giống để trồng rừng. Trải qua nhiều lần ươm thất bại, cuối cùng, anh cũng đã thành công khi hàng chục nghìn hạt giống được anh ươm thành những cây bạch đàn con.

Năm 1993, anh nhận 10 ha đất gần nhà để khai hoang trồng rừng. Thời gian này, đàn vật nuôi của anh phát triển lên hàng chục con trâu, bò, lợn và hàng trăm con gà thả vườn. Năm 1996, anh quyết định bán gỗ rừng bạch đàn và gần hết số vật nuôi để đầu tư trồng rừng keo lai. Sau đó, anh mạnh dạn nhận thêm 40ha đất đồi để khai hoang trồng rừng.

Hồ A Lai nhớ lại: “Tôi nghĩ, mình yêu rừng và đầu tư trồng rừng chắc chắn rừng sẽ không phụ công mình. Ngày nào, vợ chồng tôi cũng làm việc quần quật từ sáng đến tối”. Qua nửa năm, cánh rừng hàng chục ha của đôi vợ chồng người Vân Kiều đã hình thành. Dưới tán rừng, anh đã tận dụng để chăn thả trâu, bò, gà để “lấy ngắn nuôi dài”.

Đến nay, anh đã bán hàng chục lứa rừng và mang về nguồn thu trên 3 tỷ đồng, trong đó lần nhiều nhất là 600 triệu đồng. Từ số tiền này, anh đã làm được ngôi nhà khang trang, mua xe tải, máy cày và tiếp tục đầu tư trồng rừng, trồng cao su, hồ tiêu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà và đào ao thả cá.

Hiện trang trại anh đang có trên 45ha rừng keo tràm, 2 ha cây cao su, 3 ha mặt nước ao nuôi cá, 50 con lợn thịt, 7 con lợn nái sinh sản và gần 30 con trâu, bò…, cho gia đình anh thu nhập bình quân mỗi năm trên 600 triệu đồng.

Ông Hồ Viết Tình, Bí thư Đảng ủy xã Kim Thủy nhận xét: “Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Hồ A Lai còn là một người cán bộ hết sức gương mẫu, thường xuyên giúp đỡ nhân dân. Với sự uy tín, mẫu mực của mình, anh đã được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã. Ngoài ra, anh còn nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền, đoàn thể về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi”…

Việt Hà
 

,
  • Huyện Bố Trạch có thêm xã Cự Nẫm về đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Năm 2018, huyện Bố Trạch có thêm xã Cự Nẫm đạt chuẩn NTM, đồng thời có 12 xã đạt 19/19 tiêu chí, 4 xã đạt 15-17 tiêu chí, 9 xã đạt 10-14 tiêu chí, 3 xã đạt 5-9 tiêu chí.

     

    30/11/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Gần 2.300 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh

    (QBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tuyên Hóa đã tạo mọi điều kiện để các hộ nghèo, gia đình chính sách đủ điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống.

    30/11/2018
    .
  • Tuyên Hóa: Tăng cường diệt chuột bảo vệ cây trồng

    (QBĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa lượng mưa ít, không có lũ lụt nên chuột sinh trưởng và phát triển nhanh trên diện rộng.

    30/11/2018
    .
  • Bố Trạch: Năm 2019 phấn đấu thu ngân sách vượt 296 tỷ đồng

    (QBĐT) - Ngay từ đầu năm 2018, huyện Bố Trạch đã tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước nên nguồn thu trên địa bàn vượt dự toán giao. Tổng thu ngân sách trên toàn huyện thực hiện 312 tỷ đồng, đạt 150% dự toán huyện giao và 158% dự toán tỉnh giao, bằng 99,3% so cùng kỳ. 

    30/11/2018
    .
  • Đa dạng hóa đặc sản địa phương với cây ổi Đài Loan

    (QBĐT) - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp, năm 2017, vợ chồng anh Phan Thanh Quyến và chị Phan Thị Lương ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh là người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan ít hạt về trồng thử nghiệm. Đến nay, cây ổi mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

    03/12/2018
    .
  • Làm giàu từ trồng nấm

    (QBĐT) - Với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, chị Phan Thị Quyên, hội viên Chi hội phụ nữ thôn Lộc Hạ, xã An Thủy, Lệ Thủy đã cùng chồng biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực khi mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    02/12/2018
    .
  • Quảng Trạch: Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

    (QBĐT) - Cùng với việc triển khai các nội dung trọng điểm nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, huyện Quảng Trạch còn chú trọng hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

    02/12/2018
    .
  • Đoàn kết, sáng tạo cán đích nông thôn mới

    (QBĐT) - Cùng với xã Vạn Ninh, Gia Ninh là địa phương thứ hai của huyện Quảng Ninh đăng ký về đích nông thôn mới vào cuối năm 2018. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian qua, Gia Ninh đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo. Và đến thời điểm này, Gia Ninh cơ bản đã hoàn thành các tiêu chí.

    01/12/2018
    .