.

Bố Trạch: Giải quyết việc làm từ vốn vay tín dụng ưu đãi

.
08:29, Thứ Tư, 05/12/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Với phương châm “3 đúng” (đúng quy định, đúng quy trình nghiệp vụ, đúng đối tượng thụ hưởng), nhiều năm liên tục, PGD NHSXH huyện Bố Trạch đã triển khai hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm, giúp nhiều hộ dân có điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Để nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả, PGD NHCSXH huyện đã phối hợp với các cấp hội luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, công tác bình xét cho vay bảo đảm đúng đối tượng.

Tính đến ngày 30-11-2018, dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đạt trên 18 tỷ đồng với gần 700 hộ gia đình được vay vốn, tạo việc làm mới cho hàng nghìn lao động nông thôn.

Các hộ gia đình vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào xây dựng trang trại, gia trại trồng cây ăn quả, chăn nuôi và sản xuất, kinh doanh. Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi này, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã vươn lên thoát nghèo.

Cán bộ, nhân viên PGD NHCSXH huyện Bố Trạch giao dịch với bà con tại Điểm giao dịch xã Cự Nẫm.
Cán bộ, nhân viên PGD NHCSXH huyện Bố Trạch giao dịch với bà con tại Điểm giao dịch xã Cự Nẫm.

Ngân hàng cũng tăng cường công tác kiểm tra, thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn để tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.Từ sử dụng tốt nguồn vốn, nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng VACR từng bước mở rộng về quy mô, chất lượng.

Qua kiểm tra cho thấy, các đối tượng được vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương.

Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Văn Nam và chị Nguyễn Thị Thảo ở thôn Nam Nẫm, xã Cự Nẫm. Từ 50 triệu đồng vốn vay chương trình giải quyết việc làm của PGD NHCSXH huyện Bố Trạch, gia đình anh chị đã đầu tư 3 hồ cá, thả nuôi các loại cá rô, trắm cỏ, chép, mỗi năm, thu hoạch trên 2 tấn cá. Anh chị còn xây dựng hệ thống chuồng trại với 6 lợn mẹ, xuất bán trên 120 con lợn giống/năm.

Bên cạnh đó, mỗi năm, anh chị duy trì 30 con lợn thịt. Trừ chi phí, gia đình có thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng/năm.Hay như gia đình anh Ngô Hoàng Phương ở xã Hải Trạch, vốn là thành viên của HTX Nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh, anh mạnh dạn vay 50 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hoàng Anh Toàn, Giám đốc PGD NHCSXH huyện Bố Trạch, cho biết, trong những năm qua, để nguồn vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm phát huy hiệu quả, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác chủ động trong công tác điều hành, quản lý, phân bổ vốn, trong đó, ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động.

Quá trình giải ngân vốn luôn có sự phối hợp chặt chẽ với mạng lưới các tổ tiết kiệm và vay vốn để bảo đảm nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Mặt khác, việc thực hiện có hiệu quả các chương trình cho vay giải quyết việc làm không những góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế của địa phương mà còn giúp cho hàng nghìn lao động có việc làm, hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng mô hình sản xuất.

Hiền Phương
 

,
  • Minh Hóa: Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại

    (QBĐT) - Những năm gần đây, huyện Minh Hóa thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng tổng đàn, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại.

    05/12/2018
    .
  • Lệ Thủy: 1.654ha cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm

    (QBĐT) - Những năm qua, Lệ Thủy luôn chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện đời sống kinh tế cho người dân. Năm 2018, toàn huyện có 1.654 ha cho giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

    05/12/2018
    .
  • Quảng Ninh: Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

    (QBĐT) - Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019, huyện Quảng Ninh đã thông qua một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các xã miền núi, biên giới.

     

    05/12/2018
    .
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ

    (QBĐT) - Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đang được các ngành, địa phương và nhân dân đặc biệt quan tâm, do đó, để bảo đảm ATTP tại các cơ sở giết mổ (CSGM), nhất là cơ sở giết mổ nhỏ, lẻ (CSGMNL), ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang tăng cường các biện pháp tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra và giám sát.

    04/12/2018
    .
  • Năm 2018, Quảng Bình đón khoảng 3,9 triệu lượt khách du lịch

    (QBĐT) - Theo báo cáo của Sở Du lịch, tổng số lượt khách du lịch đến Quảng Bình năm 2018 ước đạt 3,9 triệu lượt, tăng 18,2% so với cùng kỳ.

    04/12/2018
    .
  • Triển vọng từ cây gấc

    (QBĐT) - Cách đây 7-8 năm, cây gấc đã được người dân huyện Lệ Thủy đưa vào trồng. Thời gian gần đây, nhằm mục tiêu đa dạng hóa giống cây trồng, thích ứng với biến đổi khí hậu…

    04/12/2018
    .
  • Minh Hóa: Phân bổ 135.400 triệu đồng đầu tư xây dựng cơ bản

    (QBĐT) - Năm 2018, huyện Minh Hóa đã thực hiện phân bổ nguồn vốn 135.400 triệu đồng để triển khai xây dựng các công trình cơ bản bảo đảm kế hoạch đề ra, trong đó, ưu tiên cho các hạng mục cấp thiết...

    04/12/2018
    .
  • Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt trên 11.000 tỷ đồng

    (QBĐT) - Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 11.434,1 tỷ đồng, đạt 99,3% kế hoạch và tăng 8,1% (kế hoạch tăng 8,5%) so với cùng kỳ.

    03/12/2018
    .