.

Thuận Hóa và nỗ lực giảm nghèo

.
08:20, Thứ Sáu, 19/10/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, nhưng những năm qua, nhờ các giải pháp thiết thực mà cấp ủy và chính quyền địa phương triển khai, Thuận Hóa (Tuyên Hóa) đang nỗ lực giảm nghèo và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Trong năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 12% so với năm 2016, đưa số hộ nghèo xuống còn 152 hộ.

Ông Phùng Ngọc Anh, Chủ tịch UBND xã Thuận Hóa cho biết, Thuận Hóa là xã miền núi rẻo cao với xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông-lâm nghiệp.

Không chỉ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, người dân xã Thuận Hóa đã trồng 20 ha cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò vào mùa đông.
Không chỉ tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, người dân xã Thuận Hóa đã trồng 20 ha cỏ để chủ động nguồn thức ăn cho bò vào mùa đông.

Trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, giao thông đi lại còn khó khăn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm. Từ thực tế đó, để làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã Thuận Hóa đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với điều kiện địa phương.

Xã đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, đồng thời, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông-lâm nghiệp cho người dân.

Đặc biệt, địa phương cũng chú trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về công tác xóa đói giảm nghèo, qua đó, khơi dậy tinh thần tự lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Nhờ xác định đúng hướng, xã Thuận Hóa đã vận động được người dân ngoài việc phát huy hiệu quả của các cánh đồng lúa, hoa màu còn phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng diện tích gieo trồng của xã Thuận Hóa là 263,6 ha. Trong đó, lúa 54,03 ha, ngô 93 ha, lạc 55 ha,  sắn 20 ha, đậu các loại 15 ha... Tổng sản lượng lương thực đạt 642,5 tấn, đạt 102% kế hoạch.

Bên cạnh đó, để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, ngoài sự hỗ trợ lãi suất từ các nguồn vốn ưu đãi, các chương trình dự án, xã Thuận Hóa đã thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh, chủ động nguồn thức ăn khô vào mùa đông, cải tạo nguồn giống nhằm nâng cao chất lượng cho đàn gia súc, bảo đảm phát triển ổn định, năm sau cao hơn năm trước.

Hiện nay, toàn xã có 765 con trâu bò, 1.155 con lợn, 110 con dê và 15.300 con gia cầm các loại. Tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên nên số lượng gia súc gia cầm trong toàn xã luôn duy trì và phát triển tốt. Trong đó, nuôi ong và nuôi bò lai đang là hướng đi mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn cải tạo đất để trồng cỏ nuôi bò, phát triển quy mô đàn bò lai với số lượng lớn, với những cái tên tiêu biểu, như: anh Phùng Ngọc Linh, Nguyễn Thế An...

Nhờ sự cần cù, chịu thương chịu khó nên không chỉ có gia đình anh Linh, anh An mà rất nhiều hộ dân khác ở thôn Xuân Canh, Ba Tâm, Đồng Lào… đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ chăn nuôi.

Không chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi, người dân Thuận Hóa cũng đã biết phát huy lợi thế từ rừng để xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, toàn xã trồng được 350 ha keo tràm. Gia đình chị Đinh Thị Hường là một trong những hộ trồng rừng nhiều nhất trên địa bàn xã với 20 ha và chủ yếu là cây keo.

Với mức giá ổn định như hiện nay là 30 triệu/ha, mỗi năm, gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng. Hiện tại, trên địa bàn xã Thuận Hóa có rất nhiều hộ gia đình trồng keo tràm với số lượng lớn và đã thoát nghèo nhờ rừng, như: gia đình anh Trần Xuân Vịnh, Nguyễn Văn Hạnh, Đinh Xuân Minh, Lê Trọng Hóa…

Ông Nguyễn Xuân Các, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hóa cho biết, xác định xuất khẩu lao động sẽ là hướng đi giúp người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, UBND xã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các lớp dạy nghề, hướng nghiệp để người dân hiểu rõ và mạnh dạn tham gia xuất khẩu lao động. Hiện tại, trên địa bàn xã đã có 111 lao động đi xuất khẩu lao động tại các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… với thu nhập bình quân từ 15-30 triệu/tháng.

Bên cạnh đó, chính quyền xã còn tranh thủ các chương trình, dự án xây dựng các mô hình kinh tế mới để giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. UBND xã Thuận Hóa đã thành lập 2 tổ hợp tác trồng nấm sạch và cà gai leo, giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tổ hợp tác trồng nấm có 13 thành viên, mỗi thành viên trồng từ 1.000-2.600 bịch nấm các loại, như: nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi. Theo anh Hoàng Văn Bồng, ở thôn Thuận Tiến, vì chưa có kinh nghiệm nên nhà anh mua sẵn phôi nấm về để trồng.

Mô hình trồng nấm hứa hẹn sẽ giúp người dân xã Thuận Hóa thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.
Mô hình trồng nấm hứa hẹn sẽ giúp người dân xã Thuận Hóa thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu.

Sau một thời gian dài chăm sóc, hiện tại, xưởng nấm của gia đình anh đang phát triển tốt. Công ty nấm sạch Tuấn Linh đã hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nấm linh chi của gia đình anh Bồng với giá hơn 600 ngàn đồng/kg.

“Thôn Thuận Tiến đất chật người đông, người dân ở đây thời gian rảnh rỗi thì nhiều nhưng lại không có nghề phụ gì để làm. Được chính quyền xã hỗ trợ kinh phí, cho tham gia các lớp tập huấn trồng nấm để xóa đói giảm nghèo, người dân chúng tôi rất phấn khởi”, anh Bồng chia sẻ.

Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo ở Thuận Hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế của xã phát triển chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người chỉ mới 19,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao. Để có thể xóa nghèo bền vững, chính quyền xã Thuận Hóa cần phát huy nội lực, làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của người dân sang áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Từ đó, xã xây dựng các mô hình kinh tế, gắn với đặc thù thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện cho người dân trong xã đổi mới tư duy lao động, vươn lên làm giàu chính đáng góp phần đưa diện mạo nông thôn Thuận Hóa ngày càng khởi sắc.

Lan Chi
 

,
  • Khắc phục "thẻ vàng" IUU-Gỡ vướng xác nhận nguồn gốc nguyên liệu

    Sau một năm nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, ngư dân nhằm thực hiện chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu (EC), Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu rất quan trọng trong việc chống khai thác IUU.

    18/10/2018
    .
  • Khám phá thung lũng rừng Gáo-hang Ô Rô, hang Hoàn Mỹ: Tổ chức khai thác thử nghiệm vào đầu năm 2019

    (QBĐT) - Thông tin từ Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản cho phép Ban quản lý Vườn liên kết với Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Việt Hùng khai thác thử nghiệm sản phẩm du lịch khám phá thung lũng Rừng Gáo - hang Ô Rô, hang Hoàn Mỹ trong thời gian 6 tháng...

    18/10/2018
    .
  • Quảng bá du lịch qua văn học nghệ thuật

    (QBĐT) - Quê hương, đất nước, con người luôn là mảnh đất sáng tạo phong phú để những tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời và thăng hoa. Khi đến được với người yêu nghệ thuật, những tác phẩm văn học nghệ thuật ấy còn mang đến những giá trị quảng bá du lịch hiệu quả.

    18/10/2018
    .
  • Lệ Thủy: Thu hút hơn 137.000 lượt du khách đến tham quan

    (QBĐT) - Là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch, từ đầu năm đến nay, huyện Lệ Thủy đã thu hút hơn 137.000 lượt khách tham quan, tăng 20% so cùng kỳ năm 2017.

    18/10/2018
    .
  • [Infographics] Đóng góp của các khu kinh tế ven biển trong 10 năm qua

    10 năm qua, các khu kinh tế ven biển đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, góp phần tăng nhanh quá trình đô thị hóa ven biển.

    18/10/2018
    .
  • Từng bước xây dựng thương hiệu "Cam mật Lệ Thủy"

    (QBĐT) - Sau hơn 3 năm cải tạo khu vườn tạp, giờ đây, ông Hoàng Văn Vương, thôn Xuân Lai, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy đã bắt đầu thu hoạch lứa cam mật đầu tiên. Hơn 250 gốc cam xanh mướt, trĩu quả là thành quả xứng đáng mà vợ chồng ông có được sau bao tháng ngày miệt mài lao động.

    18/10/2018
    .
  • Các tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn

    (QBĐT) - Thời gian qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp; minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường.

     

    17/10/2018
    .
  • Từ ngày 26-10, áp dụng cách tính giá điện mới theo Thông tư 25

    Khi điều chỉnh giá bán lẻ điện thì giá bán buôn điện cho các đơn vị bán lẻ điện được điều chỉnh trên cơ sở mức trừ lùi giá bán buôn điện hiện hành nhân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kế hoạch do Quốc hội ban hành tại năm điều chỉnh giá bán lẻ điện.

    17/10/2018
    .