.

Giải quyết việc làm từ nguồn vốn tín dụng

.
07:52, Thứ Tư, 26/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) - Nhiều năm liên tục không có nợ quá hạn, không có nợ lãi tồn đọng; trên 76% hộ dân được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), trong đó, có đến 98% là hộ nghèo, hộ cận nghèo... Đó là những nét nổi bật, đáng ghi nhận trong công tác tín dụng chính sách của xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Một ngày giữa tháng 9, chúng tôi theo chân cán bộ tín dụng của PGD NCSXH huyện Tuyên Hóa về với xã vùng cao Ngư Hóa, nơi có 150 hộ dân với 501 nhân khẩu sinh sống. Toàn xã hiện có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo theo công bố năm 2018 là 63%. Những năm qua, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn xã đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện.  

Trong đó, công tác tín dụng chính sách được lãnh đạo UBND xã chú trọng, phối hợp chặt chẽ với PGD NHCSXH huyện Tuyên Hóa triển khai thực hiện đều đặn, theo định kỳ. Vào ngày mồng 8 hàng tháng, cán bộ NHCSXH huyện được phân công lên trực tiếp giải ngân phát tiền vay, nhận tiền gửi tiết kiệm, thu lãi và thu nợ ngay tại trụ sở UBND xã, từ đó, giảm được chi phí, công sức đi lại cho bà con.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, NHCSXH đã thực hiện 9 phiên giao dịch tại xã, giải ngân cho 33 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với số tiền giải ngân là 1,4 tỷ đồng, đến nay, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH huyện trên địa bàn xã là 5,1 tỷ đồng với 115 hộ dư nợ, bình quân dư nợ 44,3 triệu đồng/hộ.

Nhiều năm liền, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa không có tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu.
Nhiều năm liền, xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa không có tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu.

Cùng với việc tăng cường giải ngân cho vay, NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Ban giảm nghèo xã, các hội, đoàn thể nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của bà con, bảo đảm nguồn vốn được đầu tư sử dụng đúng mục đích, có khả năng phát huy tốt hiệu quả.

Kết quả cho thấy, 100% hộ vay chấp hành trả lãi đầy đủ hàng tháng và trả nợ gốc đúng hạn, trong 5 năm liên tục (từ 2014 đến nay), nguồn vốn vay NHCSXH trên địa bàn xã không có trường hợp chậm trả lãi, không có nợ xấu quá hạn.

Từ nguồn vốn vay, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đầu tư chủ yếu chăn nuôi gia súc và trồng rừng kinh tế, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Chia sẻ với chúng tôi về việc thực hiện trách nhiệm tín dụng của khách hàng, ông Nguyễn Tất Thành, Phó Giám đốc PGD NHCSXH huyện Tuyên Hóa cho biết, tuy đời sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, nhưng phần lớn khách hàng đều có ý thức thực hiện tín dụng rất tốt.

Đến kỳ hạn, bà con tham gia trả lãi và gốc đầy đủ. Nếu bà con cần hỗ trợ thêm về vốn, PGD NHCSXH huyện sẽ xem xét và thấy đủ điều kiện thì sẽ tiếp tục cho vay nhằm bảo đảm tốt nhất việc đầu tư sản xuất, kinh doanh của các hộ nghèo và cận nghèo, góp phần giúp người dân nhanh chóng có cuộc sống cải thiện và ổn định hơn.

Trong thời gian tới, PGD NHCSXH huyện sẽ tiếp tục tích cực tham mưu bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của bà con trên địa bàn huyện Tuyên Hóa nói chung và của xã Ngư Hóa nói riêng.

H.Phương-T.Thành

 

,
  • Vì sao việc sản xuất nông nghiệp sạch vẫn còn "chậm lớn"?

    Hai yếu tố có cầu, có cung của thị trường nông sản sạch vẫn chưa đến được với nhau, vì vậy mà sản xuất nông sản sạch mãi còn "chậm lớn."

    25/09/2018
    .
  • Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch

    (QBĐT) - Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được xác định là "mắt xích" quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.

    25/09/2018
    .
  • Để Quảng Bình thực sự là "chốn trở về, nơi mong đến"

    (QBĐT) - Với 66 dự án có giá trị hơn 7 tỷ USD được cam kết đầu tư, hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 mở ra nhiều cơ hội cho Quảng Bình phát triển bền vững về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo.

    24/09/2018
    .
  • Lệ Thủy: Thẩm định 20 kế hoạch bảo vệ môi trường

    (QBĐT) - Thời gian qua, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy đã chú trọng công tác thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện đúng quy trình.

    24/09/2018
    .
  • Bố Trạch: Mở rộng diện tích trồng dược liệu

    (QBĐT) - Cây dược liệu là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và giảm nghèo cho các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch.

    24/09/2018
    .
  • Tập trung thực hiện các dự án trọng điểm

    (QBĐT) - Quảng Bình là địa phương có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, với "rừng vàng, biển bạc"; tài nguyên khoáng sản, năng lượng dồi dào… Cùng với đó, Quảng Bình được xem là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư kinh doanh tốt của Việt Nam, có thủ tục hành chính nhanh gọn theo cơ chế một đầu mối.

    23/09/2018
    .
  • Ứng dụng đèn led đối với tàu cá đánh bắt vùng biển xa

    (QBĐT) - Ngày 22-9, Chi cục Thuỷ sản tổ chức hội thảo ứng dụng đèn led trong khai thác thủy sản cho các tàu cá tham gia đánh bắt trên các vùng biển xa, đồng thời triển khai các nội dung liên quan đến quản lý tàu cá khai thác xa bờ; một số nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

    23/09/2018
    .
  • Ký kết bao tiêu sản phẩm chuỗi sản xuất nấm

    (QBĐT) - Ngày 21-9, Sở Nông nghiệp-PTNT tổ chức hội nghị ra mắt các tổ hợp tác (THT) và ký kết bao tiêu sản phẩm chuỗi sản xuất nấm năm 2018.

    22/09/2018
    .