icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Phát triển thành công hợp chất ngăn chặn quá trình 'tự diệt' ở tế bào

  • 14:27 | Thứ Tư, 09/10/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Loại thuốc mới được nhắc đến như một phương thức "ngăn chặn tế bào tự chết," giúp giảm thiểu những tổn thương ở cấp tế bào sau các biến chứng y khoa như đau tim.
Ảnh minh họa. (Nguồn: week.com)
Ảnh minh họa. (Nguồn: week.com)
Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu y khoa Walter and Eliza Hall (Australia) đã phát triển thành công một hợp chất mới có thể ngăn chặn quá trình "tự diệt" của tế bào và có tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong phẫu thuật và cấp cứu.
 
Với khả năng giúp các tế bào chống lại quy trình "tự diệt" thông thường để tiếp tục sống sót và hoạt động, loại thuốc mới được nhắc đến như một phương thức "ngăn chặn tế bào tự chết," giúp giảm thiểu những tổn thương ở cấp tế bào sau các biến chứng y khoa như đau tim.
 
Ngoài ra, loại thuốc mới còn có thể giúp bảo quản các nội tạng lâu hơn để phục vụ các bệnh nhân cấy ghép.
 
Loại thuốc mới được phát triển trong quá trình nghiên cứu kéo dài 11 năm, với sự tài trợ của chính phủ và nhiều tổ chức y tế khác.
 
Giáo sư David Huang, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, khẳng định phát hiện này là "vô giá" với tương lai của y học.
 
Ông cho biết những tổn thương cấp tính có thể khiến tế bào chết đi nhanh chóng, dẫn đễn suy yếu các mô và cơ.
 
Trong những trường hợp này, việc ngăn chặn được tình trạng tế bào chết đi một cách không kiểm soát sẽ giúp cải thiện sự hồi phục của bệnh nhân hoặc thậm chí là cải thiện cơ hội sống sót của họ.
 
Ông Huang cũng cho biết khi đã tìm ra phương thức can thiệp ngay từ những giai đoạn sớm nhất trong quá trình "tự diệt" của tế bào, trước khi quá trình này diễn tiến tới giai đoạn tự diệt không thể đảo ngược, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn tiếp theo, bao gồm áp dụng những kiến thức đã có để thử nghiệm trong những loại bệnh phức tạp hơn.
 
Ví dụ như ứng dụng loại hợp chất này để duy trì sự sống của tế bào trong các bệnh lý liên quan tới thoái hóa./.
 
Theo Lê Ánh (Vnews/Vietnam+)