icon facebookFacebook icon phoneLiên hệ
icon categoryChuyên mục

Cha mẹ lo lắng nhưng lại để mặc con em mình trên mạng

  • 09:11 | Thứ Năm, 19/09/2019
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Hầu hết các ông bố bà mẹ đều lo lắng khi con em mình bước vào thế giới ảo internet. Thế nhưng họ lại rất ít trò chuyện hay trao đổi về những mối nguy hại có thể xảy đến.
Cha mẹ lo lắng nhưng lại để mặc con em mình trên mạng. - Ảnh: KASPERSKY
Cha mẹ lo lắng nhưng lại để mặc con em mình trên mạng. - Ảnh: KASPERSKY
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Savanta và hãng bảo mật Kaspersky, 84% phụ huynh trên thế giới lo lắng về sự an toàn khi trực tuyến của con mình, 64% phụ huynh cho rằng con họ dành quá nhiều thời gian để trực tuyến.
 
Sự riêng tư và bảo mật cho trẻ khi trực tuyến đang trở thành một trong những mối quan tâm nổi bật của cha mẹ. Mối đe dọa trực tuyến nguy hiểm nhất chính là khiến trẻ xem phải nội dung có hại như tình dục hoặc bạo lực (27%); bị nghiện dùng internet (26%); hay nhận được tin nhắn nặc danh có nội dung kích động để thực hiện hành vi bạo lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi (14%).
 
Về trách nhiệm trao đổi với trẻ để giảm thiểu rủi ro khi trực tuyến, 81% phụ huynh cho rằng đây là trách nhiệm chung giữa phụ huynh và nhà trường để dạy trẻ về an toàn trực tuyến; 86% tin rằng cha mẹ có vai trò quan trọng hơn trong việc này vì trẻ thường tin tưởng cha mẹ hơn.
 
Thế nhưng, trong suốt thời thơ ấu của trẻ, cha mẹ chỉ dành tổng cộng 46 phút để nói chuyện với con về sự an toàn khi trực tuyến. Hơn một nửa (58%) trong số những người được khảo sát dành ít hơn 30 phút để thảo luận về chủ đề này, tức là chưa bằng 2/3 thời lượng của một bài học trên trường.
 
Theo nghiên cứu, các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc trò chuyện với con em mình. Những thách thức lớn nhất mà họ đưa ra là: giải thích các mối đe dọa theo cách mà trẻ có thể hiểu và tự liên hệ được (60%); làm cho trẻ nhìn nhận được sự nghiêm trọng của mối đe dọa trên internet (51%); không cho trẻ làm theo và/hoặc đủ tự tin để vượt qua áp lực đến từ bạn bè xung quanh (42%).
 
Theo ĐỨC THIỆN (Tuổi trẻ)