Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án dạy và học môn Lịch sử

  • 07:06 | Thứ Sáu, 13/05/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông trong chương trình này.
Giờ học môn Lịch sử của thầy và trò Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giờ học môn Lịch sử của thầy và trò Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các chuyên gia đều khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo đúng đường lối chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; công phu, khoa học, phù hợp với thông lệ quốc tế.
 
Riêng với việc dạy học môn Lịch sử cấp trung học phổ thông, trên cơ sở ý kiến của các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền.
 
Đây là ý kiến phát biểu kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử bậc trung học phổ thông trong chương trình này diễn ra ngày 12/5.
 
Tham gia cuộc làm việc có thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông 2018; thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Hội đồng thẩm định chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
 
Tại buổi làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe ý kiến trao đổi về quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó đặc biệt trao đổi và lắng nghe những ý kiến phân tích sâu về cách bố trí và tổ chức dạy học môn Lịch sử trong chương trình mới.
 
Chỉ còn vài tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 sẽ được triển khai ở các trường bậc trung học phổ thông trên toàn quốc, bắt đầu với lớp 10. Trong đó, có điểm mới quan trọng là nhiều môn, trong đó có môn Lịch sử sẽ trở thành môn tự chọn. Đây là vấn đề hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Theo Phạm Mai (Vietnam+)

tin liên quan

Gói ưu đãi 1.400 tỷ đồng cho cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập

Chính phủ quyết định nguồn vốn cho vay tối đa 1.400 tỷ đồng cho các sơ sở, trường mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Nỗ lực xây dựng uy tín, thương hiệu cho nhà trường

(QBĐT) - Đó là phát biểu chỉ đạo của đồng chí Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong buổi làm việc với Trường đại học Quảng Bình (ĐHQB) ngày 28/4 nhằm nắm bắt tình hình hoạt động của trường thời gian qua, định hướng công tác thời gian tới.

Bảy cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng THE Impact Rankings

Sáng 28/4, Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.