.

Thi THPT quốc gia 2019: Cách ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả

.
07:51, Thứ Ba, 25/12/2018 (GMT+7)
So với đề thi THPT quốc gia 2018, đề thi tham khảo 2019 không có sự thay đổi về cấu trúc đề thi.
 
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo các môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 nhằm giúp giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ôn tập chuẩn bị tham gia kỳ thi một cách chủ động và hiệu quả nhất.
 
Giáo viên tổ Ngữ văn của Hệ thống giáo dục Học mãi đã phân tích ma trận đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2019 của Bộ GD-ĐT.
 
Theo đó, so với đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, đề tham khảo năm 2019 không có sự thay đổi nào về cấu trúc đề thi mà chỉ chứng kiến sự thay đổi trong việc ra câu hỏi và nội dung của từng câu hỏi.
 
Đề thi tham khảo vẫn giữ nguyên việc sử dụng ngữ liệu nằm ngoài sách giáo khoa. Sự thay đổi lớn nhất trong phần "Đọc hiểu" nằm ở cách ra các câu hỏi.
 
Câu đầu tiên không còn kiểm tra học sinh về các kiến thức tiếng Việt căn bản như thể thơ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… như những năm trước. Các câu hỏi đều không yêu cầu học sinh có sự học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa.
 
Ở đề tham khảo, phần "Đọc hiểu" yêu cầu học sinh thực hiện chính xác hai thao tác là đọc và hiểu ngữ liệu. Đây là sự thay đổi hết sức lớn, nếu đề thi thật vẫn giữ nguyên cách ra đề như đề tham khảo, học sinh không phải quá tập trung vào việc học các kiến thức tiếng Việt.
 
Giống như phần Đọc hiểu, câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 có sự thay đổi rất lớn so với câu nghị luận văn học trong đề thi năm 2018.
 
Nếu năm 2018, câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong hai lớp là lớp 11 và lớp 12 thì trong đề tham khảo chỉ hỏi duy nhất kiến thức nằm trong chương trình lớp 12.
 
Về độ khó, câu nghị luận văn học trong đề tham khảo năm 2019 được đánh giá có độ khó gần tương đương so với đề thi năm 2018. Không liên hệ với kiến thức 11, chỉ hỏi duy nhất kiến thức của lớp 12 nhưng câu hỏi này lại đi sâu vào việc yêu cầu học sinh phân tích sự thay đổi hình ảnh  của nhân vật qua hai lần miêu tả.
 
Với câu lệnh như vậy, dù đề bài không yêu cầu nhưng trong quá trình làm bài, học sinh vẫn phải thực hiện thao tác so sánh để làm rõ sự thay đổi của nhân vật.
 
Học sinh cần biết đưa ra quan điểm cá nhân
 
Còn theo cô Phạm Thị Thu Phương - giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm ôn thi THPT quốc gia tại Hà Nội, học sinh cần đặc biệt lưu ý phần Làm văn. Ở phần này, câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá  mặt giấy A4).
 
Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần đọc hiểu, khá gần gũi và thiết thực với học sinh. Xét về mức độ, câu nghị luận xã hội là một câu hỏi ở mức độ phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.
 
"Câu hỏi còn lại của phần Làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. Kiến thức lớp 12 nằm toàn bộ trong câu hỏi này. Xét về mức độ, đề nghị luận văn học là một đề bài tương đối khó. Đề bài này không chỉ đòi hỏi học sinh vừa nắm chắc kiến thức mà còn cần có những đánh giá sâu sắc, nhìn nhận tỉ mỉ mới có thể xử lí được đề bài trên. Với đề minh họa, câu hỏi nghị luận văn học sẽ phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh.
 
Nhìn chung với đề bài này, học sinh muốn làm tốt không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú", cô Phương cho biết. 
 
Bên cạnh đó, các giáo viên cũng lưu ý thí sinh cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu nghị luận văn học. Phân bố thời gian hợp lí cũng là một trong những bí quyết để có một bài làm tốt./.
 
Theo Nguyễn Trang/VOV.VN
,
  • Ấn tượng từ một cuộc thi

    (QBĐT) - Phòng Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) TP. Đồng Hới vừa tổ chức thành công cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) học sinh THCS năm học 2018-2019. Không chỉ có sự gia tăng về số lượng đề án tham gia mà chất lượng cuộc thi năm nay cũng được ban tổ chức đánh giá là cao hơn so với năm trước.

    24/12/2018
    .
  • Tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng nghề

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-1-2019.
     
    24/12/2018
    .
  • Chuyên gia chia sẻ 40 'chiêu' giúp học từ vựng tiếng Anh tốt hơn

    Trong một hội thảo về chủ đề Học từ vựng do Elight Learning English tổ chức mới đây, ông Mark Krzanowski, một chuyên gia với kinh nghiệm 30 năm giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới, đã chia sẻ với các sinh viên, học sinh 40 "chiêu" học từ vựng tiếng Anh nhanh nhớ, lâu quên.
     
    21/12/2018
    .
  • Chia sẻ khó khăn với học sinh vùng khó

    (QBĐT) - Nhằm chia sẻ khó khăn với những ngôi trường vùng khó, qua sự kết nối của Sở Giáo dục-Đào tạo, ngày 19-12, Trường tiểu học Đồng Phú (TP. Đồng Hới) đã đến giao lưu, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường tiểu học Quảng Thạch (huyện Quảng Trạch) và Trường tiểu học Hàm Ninh (huyện Quảng Ninh).

    20/12/2018
    .
  • Học sinh Quảng Bình giành giải Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc và học bổng 1,5 tỷ đồng

    (QBĐT) - Thông tin từ Sở Giáo dục-Đào tạo vừa cho biết, em Lê Văn Thái Sơn, học sinh Trường tiểu học Đại Phong đã xuất sắc giành giải Trạng nguyên và học bổng 1,5 tỷ đồng tại vòng chung kết "Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc 2018".

    19/12/2018
    .
  • Xây dựng văn hóa ứng xử trường học giai đoạn 2018-2025

    (QBĐT) - Đồng chí Đinh Quý Nhân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch số 2079/KH-UBND giao Sở Giáo dục-Đào tạo, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương phối hợp thực hiện Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trường học giai đoạn 2018-2025" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

    19/12/2018
    .
  • Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo xác nhận vụ hiệu trưởng xâm hại tình dục học sinh

    Liên quan đến vụ việc xâm hại tình dục các học sinh tại Phú Thọ đang gây xôn xao dư luận, trong buổi khảo sát thực tế sáng 17-12 ở Yên Bái, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã thừa nhận vụ việc đang khiến cho rất nhiều trường học nói chung và đặc biệt là các trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng lo lắng, hoang mang. 
     
    18/12/2018
    .
  • Người thầy giáo có tấm lòng nhân hậu

    (QBĐT) - Về hưu từ năm 1999, người thầy ấy không còn dạy chữ, không lên bục giảng nhưng vẫn đau đáu, tâm huyết với những việc làm khiêm nhường, nhân hậu ở quê, để lại cho mọi người nhiều ấn tượng tốt đẹp. Đó là nhà giáo ưu tú Hồ Duy Thế ở thôn Minh Cầm Trang, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa.

    18/12/2018
    .