.

Miễn học phí nhưng phải kiểm soát được phụ phí

.
07:26, Thứ Ba, 27/11/2018 (GMT+7)
Việc miễn học phí cho trẻ mầm non và cấp THCS nên thực hiện ở những vùng miền khó khăn trước, có sự cân đối ngân sách và kèm theo kiểm soát phụ phí.
 
Có nên miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh cấp THCS hay không? Nếu miễn thì ngân sách nhà nước có đủ để thực hiện được vấn đề này không và nên thực hiện như thế nào. Đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Đại biểu Phan Viết Lượng (ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Phan Viết Lượng (ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) nêu quan điểm, dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung quy định không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, quy định về điều kiện, lộ trình thực hiện thu học phí đối với học sinh THCS. Việc bổ sung chính sách này là cần thiết và rất có ý nghĩa, sẽ thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo sự bình đẳng, mang lại cơ hội học tập cho người học.
 
Tuy nhiên, để miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi và cấp THCS thì Quốc hội cần rà soát, cân đối ngân sách nhà nước, điều chỉnh cơ cấu chi hợp lý, quyết tâm thực hiện miễn học phí phổ cập giáo dục trước năm 2020 theo như Nghị quyết số 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm trong huy động, sử dụng tài chính đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho phát triển giáo dục, không để các khoản thu ngoài học phí là nỗi sợ, gây bức xúc cho người học, phụ huynh học sinh.
 
Theo đại biểu Viết Lượng, nếu ngân sách nhà nước chưa đủ để thực hiện miễn giảm học phí ở tất cả các đối tượng, tỉnh thành thì chúng ta nên ưu tiên miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm, đề xuất miễn học phí ở cấp THCS đã từng được ngành Giáo dục đề cập. Tuy nhiên, vì điều kiện ngân sách của Nhà nước có hạn, còn nhiều ngành nghề khác cũng phải đầu tư nên chưa thể đáp ứng được.
 
Quốc hội cũng cần lưu ý đến vấn đề này, xem cách thức thực hiện như thế nào. Bởi vì đề xuất trên sẽ góp phần thúc đẩy càng nhiều học sinh đến trường học, không phải bỏ học giữa chừng.
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu
Đại biểu Ngọ Duy Hiểu
Tuy nhiên, theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, trong khi ngân sách nhà nước còn có hạn, nếu chọn giữa miễn học phí cấp THCS và bậc mầm non thì việc ủng hộ miễn học phí ở cấp học mầm non nên được thực hiện trước. Bởi vì đây là cấp học tiền đề để trẻ hình thành nhân cách. Vì thế trẻ cần được chăm sóc, phát triển.
 
Hiện nay, có nhiều gia đình đều có con ở độ tuổi mầm non nên việc miễn học phí ở cấp học này sẽ góp phần chia sẻ bớt khó khăn cho người dân. Về lâu dài, Chính phủ cần khéo léo bố trí ngân sách và thực hiện có lộ trình để miễn phí ở cấp học này. Trước tiên, chúng ta có thể tính toán giảm một phần, rồi tiến tới giảm hoàn toàn.
 
Sợ phụ phí hơn học phí
 
Đồng tình với việc miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở để làm tốt công tác phổ cập, phân luồng học sinh nhưng đại biểu Cao Thị Giang (đoàn Quảng Bình) nêu quan điểm cần tính toán phần hụt ngân sách của các trường, bởi vì miễn học phí thì phần thu học phí bị giảm. Do hiện nay nhà trường được giữ lại một phần các khoản thu từ học phí và theo cơ chế phân bổ ngân sách của các trường là 18% chia cho hoạt động giáo dục, 82% chi cho thường xuyên.
Đại biểu Cao Thị Giang (ảnh: quochoi.vn)
Đại biểu Cao Thị Giang (ảnh: quochoi.vn)
Như vậy, nguồn ngân sách để chi cho hoạt động giáo dục là rất ít, do đó đề nghị cân nhắc để các trường không thiếu hụt nguồn ngân sách, gây khó khăn cho các hoạt động của nhà trường.
 
Góp ý để thực hiện chính sách này, đại biểu Cao Đình Thưởng (đoàn  Phú  Thọ) cho biết, miễn học phí đối với học sinh 5 tuổi và cấp THCS là 1 chính sách tốt. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều phụ huynh bảo với nhau là phụ phí mới lớn hơn học phí. Ở nhiều nơi, phụ huynh phải đóng góp các khoản ngoài học phí cao khiến cho họ khó có thể xoay sở lo cho con.
 
Theo đại biểu Cao Đình Thưởng, khi sửa đổi Luật Giáo dục cần nói thêm, làm rõ, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu ngoài học phí ở trong trường học bên cạnh việc miễn học phí./.
 
Theo Bích Lan/VOV.VN
,
  • Sở Giáo dục-Đào tạo báo cáo vụ việc cô chủ nhiệm giáo dục học sinh bằng 231 cái tát

    (QBĐT) - Chiều 26-11, lãnh đạo Công an huyện Quảng Ninh cho biết, đã ký quyết định khởi tố vụ án "Tội hành hạ người khác" theo điều 140 Bộ luật Hình sự để điều tra vụ việc một học sinh bị cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương Thuỷ chỉ đạo cả lớp tát 231 cái phải nhập viện điều trị.

    26/11/2018
    .
  • Cô giáo phạt trò 231 cái tát: Cần rà soát đội ngũ

    Vụ cô giáo phạt tát học sinh 231 cái cho thấy giáo viên thiếu sự đồng cảm, thiếu cả kiến thức về tâm lý trẻ em và hành xử không đúng về mặt sư phạm.
     
    26/11/2018
    .
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo lên tiếng về việc giáo viên phạt tát học sinh 231 cái

    Liên quan đến sự việc em H.L.N, học sinh lớp 6.2, Trường trung học cơ sở xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện vì bị phạt 231 cái tát, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về sự việc, Bộ đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình kiểm tra, xử lý và có báo cáo sớm nhất về Bộ. 
     
    25/11/2018
    .
  • Tạm đình chỉ cô chủ nhiệm giáo dục học sinh bằng 231 cái tát vào má

    (QBĐT) - Trong những ngày gần đây trên địa bàn huyện Quảng Ninh, dư luận, đặc biệt là phụ huynh học sinh đang hoang mang lo lắng về sự việc một học sinh lớp 6 của trường THCS trên địa bàn bị cô giáo chủ nhiệm bắt cả lớp tát tổng cộng 231 cái vào má khiến em này phải nhập viện.
     
    24/11/2018
    .
  • [Video] Pháp bất ngờ tăng học phí 16 lần với sinh viên quốc tế

    Kế hoạch "Welcome to France" với nhiều biện pháp, bao gồm việc tăng học phí 16 lần đối với sinh viên ngoài châu Âu mới được Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đưa ra nhằm thu hút sinh viên nước ngoài đến Pháp du học.

    23/11/2018
    .
  • Chuyện 'trồng người' ở Trường Sơn

    (QBĐT) - Thực hiện chủ trương xóa dần "điểm trắng" về bậc học mầm non (MN) tại các thôn, bản do chính quyền xã Trường Sơn và Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Quảng Ninh đề ra, bước vào năm học 2018-2019, Trường MN Trường Sơn quyết định mở thêm một điểm trường học để tạo điều kiện cho toàn bộ trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở hai bản PLoang và Rìn Rìn được tới lớp học tập. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của địa phương khó khăn nên điểm trường này đang phải tá túc tạm thời ở nhà văn hoá bản PLoang.

    23/11/2018
    .
  • Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

    Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.
     
    22/11/2018
    .
  • "Vì đàn em thân yêu"

    (QBĐT) - Với phương châm "Vì đàn em thân yêu", những năm qua, Nhà Thiếu nhi tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đa dạng hóa các loại hình hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, rèn luyện của thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.

    22/11/2018
    .