.

Không phân biệt giá trị văn bằng tại chức, chính qui gây nhiều tranh cãi

.
16:40, Thứ Năm, 22/11/2018 (GMT+7)
Không phân biệt giá trị văn bằng đại học chính qui hay tại chức nhưng vẫn phải ghi loại hình đào tạo trên văn bằng.
 
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH) với 408 đại biểu tán thành (chiếm 84,12%).
 
Một trong những vấn đề được đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và việc cấp văn bằng, chứng chỉ ĐH. 
Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau (ảnh minh họa)
Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau (ảnh minh họa)
Theo đó, Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo khác nhau. Như vậy, văn bằng hệ đào tạo ĐH chính quy so với các hệ đào tạo Tại chức, văng bằng 2, liên thông, từ xa... có giá trị như nhau.
 
Mặc dù Quốc hội đã thông qua quy định như trên nhưng trên thực tế xã hội vẫn còn những lo lắng, hoài nghi về việc tuyển sinh, đào tạo và chuẩn “đầu ra” giữa những người học ở các loại hình đào tạo văn bằng.
 
Vẫn phải ghi rõ loại hình đào tạo trên văn bằng ĐH
 
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh), công tác tại Trường ĐH Hà Tĩnh cho rằng, Luật Giáo dục ĐH được xây dựng dựa trên nền tảng phát triển giáo dục của các nước trên thế giới nhưng cần xét theo yếu tố, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam.
 
Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo chính quy, tại chức, văn bằng 2, liên thông đã tạo điều kiện cho tất cả sinh viên tốt nghiệp có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
 
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, việc đào tạo ĐH chính quy và các hệ đào tạo khác chưa có sự đồng nhất về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng 1 chương trình, cùng giảng viên...
 
Chất lượng tuyển sinh “đầu vào”, đào tạo giữa các hệ đào tạo ĐH đang có sự khác nhau rõ nét. Nhiều sinh viên học hệ đào tạo tại chức, từ xa, liên thông có ý thức học tập kém hơn so với sinh viên hệ ĐH chính quy.
 
Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo thì chúng ta phải tuân thủ pháp luật. Điều quan trọng là các trường ĐH phải có trách nhiệm hơn, không đào tạo dàn trải; không nên tuyển sinh bằng mọi giá để đủ chỉ tiêu, số lượng mà phải có sự chọn lọc. Trong quá trình đào tạo, các trường cần có sự đánh giá nghiêm túc nguồn tuyển sinh “đầu vào” và “đầu ra” để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
 
Đại biểu Quỳnh Thơ cũng hy vọng, khi cấp văn bằng cho sinh viên tốt nghiệp, Bộ GD-ĐT nên ghi rõ các hình thức đào tạo trên văn bằng để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng lao động biết được là họ đang tiếp cận với lao động như thế nào. Đây là cũng là yếu tố để xem xét chất lượng của lao động trong quá trình làm việc cũng như cân nhắc tới chuyện tinh giản biên chế.
 
Giảm dần, thu hẹp hệ đào tạo không chính quy
 
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang), giảng viên ĐH Lạc Hồng, tỉnh Đồng Nai nêu quan điểm, hiện nay, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đang có sự thay đổi trong tuyển dụng lao động dựa trên năng lực chuyên môn, kỹ năng của nhân viên, chứ không dựa nhiều vào bằng cấp, loại hình đào tạo. Vì vậy, trách nhiệm của người học là phải nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước. 
 
Tuy nhiên, xã hội vẫn có sự lo lắng về chất lượng đào tạo của hệ đào tạo ĐH chính quy với các hệ đào tạo khác. Vì vậy, Luật Giáo dục ĐH quy định không phân biệt về giá trị văn bằng do có các hình thức đào tạo thì ngành Giáo dục cũng cần có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động tuyển sinh, giảng dạy, thi cử của các loại hình này để có sự uốn nắn kịp thời.
 
Theo đại biểu Ánh Tuyết, để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, ngành Giáo dục cần cân nhắc cho các trường ĐH mở rộng hệ đào tạo Tại chức, liên thông, văn bằng 2, từ xa...
 
Thay vì mở rộng các hệ đào tạo trên thì Bộ GD-ĐT nên cho các trường mở rộng đào tạo hệ chính quy; giảm dần, thu hẹp hệ đào tạo không chính quy./.
 
Theo Bích Lan/VOV.VN
,
  • "Vì đàn em thân yêu"

    (QBĐT) - Với phương châm "Vì đàn em thân yêu", những năm qua, Nhà Thiếu nhi tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đa dạng hóa các loại hình hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, rèn luyện của thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.

    22/11/2018
    .
  • Việt Nam lần đầu nhận giải Thương hiệu tổ chức giáo dục xuất sắc

    Tối 20-11, Tổ chức Thương hiệu châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Brands Foundation) đã tổ chức lễ trao giải Thương hiệu xuất sắc thế giới BrandLaureate 2018, tại Hà Nội. Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Edu) được trao hai giải: hạng mục Thương hiệu tổ chức giáo dục xuất sắc dành cho FPT Edu và hạng mục Trường đại học xuất sắc dành cho Đại học FPT.
     
    21/11/2018
    .
  • Điểm sáng từ một mái trường

    (QBĐT) - Những kết quả cao trong các kỳ thi của học sinh bậc THCS cấp thành phố và cấp tỉnh đã khẳng định việc tập trung đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường THCS số 1 Nam Lý (TP. Đồng Hới) là định hướng đúng đắn của nhà trường.

    20/11/2018
    .
  • Tọa đàm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

    (QBĐT) - Sáng nay (20-11), Trường đại học Quảng Bình tổ chức tọa đàm kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2018). 

    20/11/2018
    .
  • Luồng gió mới từ Nghị quyết 29

    (QBĐT) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của BCH Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngành Giáo dục-đào tạo Quảng Bình đã có những bước tiến quan trọng. Nghị quyết 29 như một luồng gió mới làm thay đổi diện mạo các ngôi trường từ miền xuôi lên miền ngược và cả những vùng đặc biệt khó khăn, tạo cơ hội học tập cho mọi người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

    20/11/2018
    .
  • Thủ tướng gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu

    Nhân dịp kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2018), chiều 19-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo các bộ, ngành. 
     
    20/11/2018
    .
  • 183 nhà giáo tiêu biểu và những câu chuyện cảm động về nghề

    Tối 18-11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình "Thay lời tri ân" nhằm ghi nhận và tôn vinh các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc đã vượt khó vươn lên, đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà. 
     
    19/11/2018
    .
  • Quỹ Thiện Tâm trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo Quảng Bình

    (QBĐT) - Trong hai ngày 17 và 18-11, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup, ngành Giáo dục-Đào tạo và Hội Khuyến học cấp huyện tổ chức trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó học giỏi của 8 huyện, thành phố, thị xã.

    18/11/2018
    .