Chung sức, đồng lòng, vượt qua khó khăn

  • 10:41 | Thứ Ba, 25/01/2022
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
(QBĐT) - Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, kịp thời của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, chung lòng của người dân, huyện Minh Hóa đã đạt được nhiều kết quả khả quan về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), với 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch…
 
Ngoài khó khăn chung do dịch Covid-19, năm 2021, huyện Minh Hóa còn đối mặt với các thách thức, như: Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 5 xã (Dân Hóa, Hồng Hóa, Xuân Hóa, Tân Hóa, Hóa Thanh); bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xảy ra tại nhiều xã, thị trấn; sạt lở đất xảy ra ở các xã: Trọng Hóa, Dân Hóa, Hồng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa…
 
Bí thư Huyện ủy Minh Hóa Bùi Anh Tuấn cho biết: Để việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH đạt kết quả tích cực,năm 2021, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, song với sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân, dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Minh Hóa cơ bản được kiểm soát tốt.
 
Cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Minh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân chú trọng triển khai sản xuất, gieo trồng, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các loại giống chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
 
Cùng với đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Minh Hóa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng trên địa bàn chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản, phân bổ nguồn vốn hợp lý để bảo đảm quá trình xây dựng các hạng mục công trình theo kế hoạch; chỉ đạo làm tốt công tác thu, chi ngân sách... 
Mô hình chăn nuôi gà sạch quy mô lớn tại xã Trung Hóa.
Mô hình chăn nuôi gà sạch quy mô lớn tại xã Trung Hóa.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, huyện Minh Hóa đã chủ động, linh hoạt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Nhờ đó, tình hình kinh tế của huyện vẫn tiếp tục phát triển khá, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, cơ sở hạ tầng được đầu tư, ngày một hoàn thiện. Trong năm, huyện Minh Hóa có 12/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
 
Đối với lĩnh vực trồng trọt, huyện tập trung rà soát lại toàn bộ diện tích đất nông nghiệp để bố trí, chuyển đổi các loại cây trồng phù hợp, hiệu quả với quyết tâm không bỏ đất hoang.
 
Huyện cũng mạnh dạn thực hiện chuyển đổi khoảng 20ha diện tích đất nông nghiệp tại hai xã Tân Hóa, Minh Hóa sang trồng ngô, lạc, đậu xanh, cỏ chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế khá cao. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, toàn huyện tập trung triển khai thực hiện tốt chương trình hỗ trợ giống vật nuôi, đẩy mạnh phát triển bò lai Sind, lợn ngoại.
 
Ngoài ra, Minh Hóa còn đẩy mạnh trồng rừng, trong đó, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa có giá trị kinh tế cao; chú trọng phát triển các mô hình trồng cây dược liệu; tập trung chỉ đạo rà soát diện tích cây trồng kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng cây có giá trị kinh tế, cây ăn quả. Huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về khai thác rừng trồng và bảo vệ rừng cho người dân ở từng địa bàn cơ sở; thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
 
Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Minh Hương chia sẻ thêm: "Thời gian qua, huyện Minh Hóa đã huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Huyện tiếp tục quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên các ngành nghề gắn với nhu cầu thị trường và phù hợp với các chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế của huyện. Đặc biệt, huyện luôn quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số… Đến nay, tổng số tiêu chí nông thôn mới của toàn huyện đạt được là 201 tiêu chí, bình quân 14,35 tiêu chí/xã (trong đó, số xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí: 4 xã; số xã đạt từ 15-18 tiêu chí: 1 xã; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí: 7 xã; số xã dưới 10 tiêu chí: 2 xã)".
 
Các lĩnh vực văn hóa-xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện Minh Hóa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa ngày càng được nâng cao.
 
Mạng lưới trường, lớp ổn định và phát triển hợp lý. Đến nay, toàn huyện có 17 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (có 13 trường đang chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận lại). Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được quan tâm, đặc biệt là đối tượng người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi, chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên.
 
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia tiếp tục được giữ vững. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội luôn được tăng cường…
 
Năm 2022, huyện Minh Hóa đặt ra mục tiêu phấn đấu: Có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa, giá trị gia tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện 3 chương trình trọng tâm của huyện giai đoạn 2020-2025 về giảm nghèo bền vững, phát triển du lịch, nâng cao chất lượng công tác cán bộ…
 
Văn Minh

tin liên quan

Vượt thách thức, giữ vững đà phát triển

(QBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng vượt lên trên khó khăn chung, "bức tranh" kinh tế-xã hội (KT-XH) của huyện Quảng Trạch vẫn giữ được những gam màu sáng. Thành quả đó là sự kết tinh, cộng hưởng sức mạnh từ ý chí, quyết tâm, nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong toàn huyện; là động lực để Quảng Trạch tiếp tục giữ vững nhịp phát triển trong năm 2022…

Thành ủy Đồng Hới: Triển khai công tác xây dựng Đảng năm 2022

(QBĐT) - Sáng nay, 24/1, Thành ủy Đồng Hới tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng Đảng năm 2022. 

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về luật vừa được Quốc hội thông qua

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.