Xem lại trích đoạn hay nhất trong phim kinh điển Ván bài lật ngửa

  • 08:33 | Chủ Nhật, 05/01/2020
  • icon gmail
  • icon facebook
  • icon youtube
Một trong những đoạn được nhiều người nhắc tới nhiều nhất trong "Ván bài lật ngửa" là cuộc đối đầu cân não giữa đại tá Nguyễn Thành Luân với Ngô Đình Nhu ở tập cuối "Vòng hoa trước mộ."
Đoạn Nguyễn Thành Luân đối mặt với Ngô Đình Nhu trong Ván bài lật ngửa.
Đoạn Nguyễn Thành Luân đối mặt với Ngô Đình Nhu trong Ván bài lật ngửa.
Sự ra đi của Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Chánh Tín khiến nhiều người tiếc nuối. Nhưng ông sẽ được nhớ mãi đến nhờ vai diễn Đại tá Nguyễn Thành Luân trong loạt phim "Ván bài lật ngửa."
 
Đây không chỉ là bộ phim kinh điển của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, mà vai diễn của Chánh Tín cũng là một đỉnh cao mà khó ai vượt qua được.
 
Diễn xuất tuyệt vời của Chánh Tín thể hiện ở nhiều trường đoạn, nhưng một trong những đoạn được nhiều người nhắc tới nhiều nhất là cuộc đối đầu cân não giữa đại tá Nguyễn Thành Luân với Ngô Đình Nhu ở tập cuối "Vòng hoa trước mộ," khi thân thế của đại tá Luân đã bị bại lộ và số phận của chính quyền Diệm-Nhu đã đến hồi cáo chung.
 
Nhà phê bình Lê Hồng Lâm nhận xét: "Chánh Tín chinh phục khán giả bằng lối diễn xuất rất điềm tĩnh và tiết chế, cách nhã thoại khoan thai, từ tốn, ngay cả trong những tình thế cân não, ngàn cân treo sợi tóc hay kẻ thù bao vây tứ phía."
 
Trong đoạn phim trên, ông Nhu đứng dậy tiến đến chỗ đại tá Luân và nói: “Anh đã thắng tôi trong ván bài mà mọi con bài đều lật ngửa. Anh nắm nhiều chủ bài hơn tôi. Ngay phút này đây, tôi vẫn có thể xoá anh, nhưng tôi không làm việc đó. Tôi không muốn anh chịu chung số phận với chúng tôi. Anh nên ra đi trước khi quá muộn.”
 
Nguyễn Thành Luân từ tốn đáp lại: “Cảm ơn anh. Điều lớn nhất đối với tôi là Tổ quốc, là lý tưởng mà tôi theo đuổi. Tôi hy vọng, tổng thống và anh gặp may mắn.” Sau đó, ông Nhu cho bảo vệ đưa Nguyễn Thành Luân ra khỏi đường hầm an toàn.
 
Bộ phim truyện nhựa "Ván bài lật ngửa" gồm 8 tập, do đạo diễn Lê Hoàng Hoa dàn dựng từ bộ tiểu thuyết "Giữa biển giáo rừng gươm" của nhà văn Trần Bạch Đằng (sử dụng bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý khi viết kịch bản phim).
 
Phim được sản xuất từ năm 1982 đến 1987 và là bộ phim ăn khách nhất vào thời điểm đó, đồng thời được chiếu lại nhiều lần trên truyền hình./.
 
 
Theo (Vietnam+)